Ở 2018 mình biết tới AWS của Amazon, có thử qua EC2 của họ, thực sự vô cùng ấn ấn tượng, vì ở giai đoạn này, AWS là dịch vụ duy nhất mình thấy ping từ Singapore về Việt Nam mà chỉ 3x 😀
Tới 2023, nhân dịp mới tạo tạo khoản mới để lấy sử dụng thử miễn phí 😀 tiện mình test lại gói EC2 location Hong Kong
Nếu bạn nào lần đầu đăng kí AWS chú ý là tạo tài khoản xong, cần chờ Amazon khởi tạo dịch vụ, đa phần mất khoảng 30 phút thì sẽ nhận được email “Your AWS Account is Ready – Get Started Now” lúc này mới sử dụng các dịch vụ của họ được nhé
- Đầu tiên cần mở Region Hong Kong, vì mặc định khu vực này Amazon hạn chế truy cập
Ấn vào Enabled để mở thêm khu vực bạn mong muốn, trước đây muốn mở khu vực khác, thường bạn phải email để yêu cầu, giờ đã có trang để làm tự động
Thường sau 3-5 phút thì khu vực mới sẽ hiện ra ở tài khoản của bạn
Đăng kí Amazon EC2 Hong Kong Free Tier
Thông số cơ bản EC2 Free Tier ở 2023 bao gồm:
12 tháng miễn phí sử dụng gói t2.micro hoặc t3.micro (nếu khu vực đăng kí không có gói t2.micro)
30 GB space
100 GB băng thông
Ngoài chuyện có 2 vCPU, nó còn có tốc độ mạng tới 5 Gbps, các dịch vụ VPS thông thường khác chỉ được loanh quanh 1 Gbps
Truy cập từ Hong Kong <-> Việt Nam cũng khá tốt
- Name and tags: điền tên gì để bạn nhớ con VPS này là gì thôi
- Application and OS Images (Amazon Machine Image): OS thì tùy bạn thích dùng bản nào, mình dùng Ubuntu 22.04 LTS (Free tier eligible)
- Instance type: mặc định t3.micro miễn phí (Free tier eligible)
- Key pair (login): tạo 1 key để login vào VPS
- Network settings: chọn Create security group và bật 2 tùy chọn
-
Allow HTTPS traffic from the internet
Allow HTTP traffic from the internet - Configure storage: điền con số tối đa Free tier eligible cho phép, 30 Gib gói gp3
Ấn tiếp vào Launch instance
Xong xuôi thì ta sẽ có 1 con VPS với chằng chịt các thông tin, quan tâm tới thông số Public IPv4 address để sau login là được
Tiếp theo ta cần mở port để có thể cài đặt các webserver, vpn hay các dịch vụ khác
Từ tab Security sẽ thấy Security groups sg-0c2424a3c17c54539 (launch-wizard-1), ấn vào đó để tùy chỉnh, bạn cũng có thể thấy lúc khởi tạo, ta có chọn Allow HTTPS traffic from the internet và Allow HTTP traffic from the internet
Nó cũng đã được tạo thành port range 80 và 443 như trong ảnh
Ấn tiếp vào Edit inbound rules
- Ấn vào Add rule, tạo thêm 1 rule mới như ảnh
Type: All traffic
Source: Anywhere-IPv4
Làm xong thì ấn vào Save rules
Nôm na 2 rule ở trên là sẽ cho phép bất cứ IP v4 nào truy xuất vào con VPS, cụ thể là Public IPv4 address 18.163.129.188
Theo mặc định, tất cả các dịch vụ Cloud to, kể cả bạn có mở hết các port, họ đều cấm riêng port 25, để tránh trường hợp các khách hàng spam mail, ảnh hưởng tới các dãy IP 😀 tất nhiên bạn hoàn toàn có thể liên hệ để AWS mở port 25 ra, vấn đề này thì cá nhân mình không quan tâm lắm, vì 2023 rồi, không còn mấy ai dùng server để gửi email nữa, vì rất dễ vào SPAM của các dịch vụ như Gmail, chưa kể AWS còn có 1 dịch vụ riêng SES chuyên để gửi email với chất lượng rất cao,
Cụ thể thì sau khi mở port, bạn đã có thể ping trực tiếp tới địa chỉ IP của con VPS
- Login vào tài khoản với username: ubuntu và Key pair tạo ra lúc tạo vps
Tiếp theo ta cần thêm tài khoản root và tăng thời gian kết nối tới ssh lâu hơn
sudo passwd root
(Điền mật khẩu và enter) – làm 2 lần để đổi password cho root
- Tiếp theo gõ
sudo nano /etc/ssh/sshd_config
Thêm vào 3 dòng
PermitRootLogin yes PasswordAuthentication yes ClientAliveInterval 7200
Ctrl+O -> Enter -> Ctrl+X để save và exit.
- Gõ tiếp lệnh sau để khởi động lại ssh:
sudo service sshd restart
Lúc này bạn có thể login lại bằng tài khoản root và sử dụng password tạo ra ở trên
Chạy thử nghiệm speedtest EC2 location Hong Kong khi vừa tạo xong 😀
wget -qO- https://bibica.net/speedtest | bash
Amazon Ec2 Hong Kong Free Tier dùng gói t3.micro, có 2 vCPU, tốc độ mạng tới 5 Gbps, nhờ bài test này mình mới biết hóa ra mấy server speedtest tại Việt Nam cũng khỏe khiếp người, FPT, Viettel …. đều vượt ngưỡng 1Gbps cả
Ping về Việt Nam theo mình là ổn, loanh quanh 3x 4x 5x tùy nhà mạng
Cụm Hong Kong cảm giác ping và tốc độ đi US và Euro hơi kém 1 chút, tốc độ upload khá giống đang đứt cáp tại Việt Nam 😀 bị bóp lại, còn < 500 Mbps, thấp hơn khoảng 10 lần so với max đường truyền
Tốc độ download/upload về Việt Nam khá tốt, nếu không muốn nói là xé gió tụt wần 😀 tham khảo là chính thôi hé, tại thường chúng ta dùng EC2 làm web, quan tâm tới ping (TTFB) nhiều hơn
Về tốc độ ổ cứng thì Amazon luôn duy trì khá thấp, đa phần < 50 MB/s, gói EC2 này dùng gp3 lên được loanh quanh 13x MB/s, khá cao so với mặt bằng chung, mình cũng ít quan tâm tới cái tốc độ ổ cứng, đủ dùng là được
- Thử bài test UnixBench
wget --no-check-certificate https://github.com/teddysun/across/raw/master/unixbench.sh chmod +x unixbench.sh ./unixbench.sh
Mình cũng ít quan tâm tới vấn đề CPU được bao nhiêu điểm hay khỏe tới đâu, vì cách hoạt động các dịch vụ hay dùng theo hình thức gọi là NGƯỠNG, tùy dịch vụ có thể cho phép bạn dùng x5 thậm chí x10 công xuất thực của con VPS trong 1 khoảng thời gian nhất định (1-5-10 phút), dịch vụ nào cho phép thời gian lâu hơn thì điểm ở các bài benchmark cao hơn, có điều con số ở các gói 1 GB RAM, 1-2 vCPU đa phần dao động từ 1000-1800, UpCloud 1vCPU mình đang dùng ở 2023 khá ngáo giá, nhưng điểm số CPU luôn duy trì ổn định ở mức ~ 1400-1500, khá tương tự EC2 t3.micro
Tổng kết Amazon EC2 Hong Kong Free Tier 2023
- Miễn phí 750 giờ mỗi tháng, liên tục trong 12 tháng, kể từ ngày tạo tài khoản mới
- 2vCPU UnixBench ~ 1400 điểm
- RAM 1 GB
- 30 GB SSD
- 100 GB băng thông (ở 2018 chỉ được miễn phí 15 Gb băng thông)
- Speed 5Gbps
Bỏ đi cái điểm 6, thì cấu hình phần cứng Amazon EC2 khá tương đồng với các con VPS giá ~ $5 từ các dịch vụ khác
Các dịch vụ EC2 hay Lightsail của AWS location Sing, Hong Kong (Asia) …. luôn gây ấn tượng rất lớn với mình, chủ yếu nhất là uptime và tốc độ, sử dụng thực tế gần như mình không thấy họ downtime bao giờ, các vấn đề như hệ thống bị DDOS, DNS lỗi, động đất, sóng thần, cháy nhà, hỏa hoạn, thiên tai, cúp điện, ổ cứng hư …. này nọ đều cực kì hiếm gặp, theo trí nhớ thì mình chỉ nhớ đúng 1 lần AWS gặp lỗi khá nặng ở 1 cụm nào đó thôi, hình như lên cả reddit đợt đó
Thường bạn phải dùng các dịch vụ monitor uptime mới thấy thi thoảng họ có down vài giây, uptime trong nhiều năm toàn 99.999%, các dịch vụ khác location Sing, Hong Kong (Asia) luôn gặp rất nhiều vấn đề liên quan tới uptime, speed, còn AWS thì cơ sở hạ tầng của họ quá khủng bố, lỗi gặp phải của họ, thường vài năm bạn mới nghe 1 lần, còn lại đa phần đều hoạt động bình thường
Speed 5Gbps ở cụm Hong Kong thì thực sự quá khủng khiếp, có điều dùng FREE 100 GB băng thông gần như không tận dụng được điểm này, đốt cái vèo là hết 😀
Xưa thì mình thấy 15Gb băng thông miễn phí xài hơi tằn tiện, giờ coi lại thấy lên được 100 GB cũng khá tốt, dùng thoải mái cho các blog vừa tạo, họ cũng cho bạn dùng 12 tháng để trải nghiệm dịch vụ, thời gian cũng đủ dài để trải nghiệm cho biết 😛
Giá của EC2 rất cao, cách tính tiền của họ cũng rất nhức đầu và lằng nhằng, nên thường người dùng cá nhân rất hiếm ai quan tâm, thường đú tới EC2 đa phần là công ty, hoặc được AWS tặng các khuyến mãi dùng thử, 1 số ít dùng thêm AWS Gift Card, chứ dùng bình thường thì giá của AWS rất mặn 😀
Bạn nào muốn dùng EC2 Free Tier 12 tháng thì nên chú ý set billing alarm, kiểu nếu dùng gần tới hạn mức, là lập tức tự dừng dịch vụ, hoặc gửi thông báo để bạn lên tạm ngừng, tránh tình huống bị trừ tiền
Góc độ cá nhân thì mình thích Amazon Lightsail hơn là EC2, quản trị đơn giản, dễ sử dụng, giá tương tự các dịch vụ VPS khác, vẫn dùng chung cơ sở hạ tầng của AWS nên uptime gần như tuyệt đối 😀
Chính sách bình luận: Chúng tôi rất trân trọng các bình luận của bạn và cảm ơn thời gian bạn dành để chia sẻ ý tưởng và phản hồi.
Ghi chú: Những bình luận được xác định là spam hoặc chỉ mang tính quảng cáo sẽ bị xóa.
• Để cải thiện trải nghiệm bình luận, chúng tôi khuyến khích bạn tạo một tài khoản Gravatar. Thêm avatar vào tài khoản Gravatar sẽ giúp bình luận của bạn dễ nhận diện hơn đối với các thành viên khác.
• ✂️ Sao chép và 📋 Dán Emoji 💪 giúp bình luận thêm sinh động và thú vị!