Đầu tiên chắc phải nói lý do tại sao mình chọn sản phẩm này, từ đó mới nói tiếp được
Ý tưởng của mình là 1 chiếc đồng hồ đơn giản, sử dụng hằng ngày cho mọi trang phục hoặc không gian khác nhau, kiểu đi chơi, đi học, đi làm, đám cưới, đám ma …. đều có thể sử dụng được
Thành ra các tiêu chí về nhỏ, gọn và nhẹ, đơn giản, không gây chú ý là bắt buộc
- Đường kính đồng hồ dưới 40mm để có thể nằm gọn gàng trên cổ tay mà không ảnh hưởng tới các thao tác sự dụng hàng ngày (đẹp nhất nếu được thì không tính vấu là 37-38mm, lug to lug < 45mm)
- Phần khung vỏ sử dụng titan, cho nhẹ,
- Mặt số phải là số Ả Rập để dễ quan sát,
- Cuối cùng là ở góc 3h phải có lịch thứ và ngày
1 vài tiêu chí phụ nếu được thì kính sapphire có lớp phủ chống chói, độ dày < 10mm, giá < $500
Hơi ngạc nhiên, là nếu bạn lựa chọn đủ theo 4 tiêu chí chính ở trên, thì gần như chỉ ra duy nhất dòng sản phẩm này, còn nếu chỉ cần bỏ 1 trong 4 tiêu chí đó ra, thì lại cực kì nhiều sự lựa chọn khác
Cụ thể là mã Citizen BM8180-03E, nó chỉ thiếu tiêu chí chính là không làm bằng titanium, tiêu chí phụ là không dùng kính sapphire, còn lại độ dày, kích thước, giá cả và tính năng khác của nó, gần như rất đúng thứ mình mong muốn, mỗi cái nói thật là hoàn thiện phần vỏ của nó …. xấu quá 😀
Còn trong trường hợp bỏ đi tiêu chí chính thứ 3, mặt số phải là số Ả Rập thì ta có phiên bản Citizen Attesa AT6070-57E, đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí chính lẫn phụ còn lại, thậm chí nó rất gọn, chỉ 38mm và độ dày cũng chỉ 9.7mm, bản này thì vỏ dù cũng là titanium, nhưng Citizen xử lý dạng trắng như thép, rất hợp cho bạn nào thích kiểu dáng sạch sẽ đơn giản
Dòng PMD56, ra mắt từ khá lâu, do chỉ dành riêng cho thị trường nội địa Nhật, nên cũng khá ít người biết tới, hiện tại có 4 phiên bản
Trong đó có 2 phiên bản được ra mắt vào năm 2007, được làm tại Nhật, với vỏ xám mặt số đen (PMD56-2952), và vỏ xám mặt số xanh là cây (PMD56-2951)
2 phiên bản tiếp theo được ra mắt vào 2021, cách 14 năm, được làm tại Thái Lan với vỏ xám mặt số xanh nước biển (AT6080-53L) và cuối cùng là mã bạn đang thấy trong hình, AT6085-50E với vỏ màu đen, dây màu đen và mặt số cũng đen
Về cơ bản thì chúng gần như sử dụng cùng linh kiện, thiết kế và tính năng, chỉ khác 1 chút về màu mặt số, màu kim và màu vỏ, còn lại cơ bản khá tương đồng
Dòng này thì nó đáp ứng được 4 tiêu chí chính, về tiêu chí phụ thì nó dày ~ 12mm, hơi dày so với mong muốn của mình, có điều mình vẫn ưu tiên các tiêu chí chính hơn, dày hơn 2mm so với mong muốn cũng chịu vậy, chủ yếu nhất là sau khi xem các tính năng, ngoại hình mặt số …. của dòng này thì khá ưng, nên chốt lại ở dòng này 😀
Cá nhân thì mình thích bản vỏ titan màu xám, mặt số xám đen (PMD56-2952), tuy thế bản này phần viền họ lại phủ 1 lớp DLC lên, tạo thành màu đen, không thích mắt lắm, chưa kể do là bản làm từ 2007, đặt hàng online mình sẽ không biết về thời gian sản xuất của lô hàng, nên cũng khá đắn đo về vấn đề chất lượng linh kiện bên trong
Thành ra mình quyết định chọn phiên bản AT6085-50E với vỏ màu đen, dây màu đen và mặt số cũng đen, được ra mắt năm 2021, an tâm hơn về thời gian sản xuất và ngoại hình cũng đồng nhất hơn, còn cá nhân mình không thích titan mà phủ DLC cho thành đen lắm :]]
Đây là 1 bài đánh giá thực sự dài, theo quan điểm lúc mình nhìn thông số online, tới lúc sử dụng vài ngày và thời gian sử dụng tiếp theo sau này, nên đôi khi bạn sẽ thấy đánh giá hơi khác nhau ở từng giai đoạn
Kích thước:
- Kích thước vỏ ~ 40mm, vị trí dài nhất kèm núm vặn ~ 43mm, phần mặt kính ~ 32mm
- Độ dày 11.4mm, tính cả tính vị trí kính lồi nhất thì ~ 12mm
- Lug to lug ~45mm
- Độ rộng của ngàm lug 20mm
- Dây 20mm ở ngàm đi xuống nhỏ dần còn 18mm ở khóa, độ dày dây tầm 3mm, vị trí dày nhất ở là khóa ~ 8-10mm
- Trọng lượng đồng hồ ~ 38 gram, dây với đầy đủ các mắt đi kèm là 58 gram (tổng trọng lượng đầy đủ 96 gram)
Thông số kĩ thuật:
- Sử dụng bộ máy thạch anh mặt trời H100 với công nghệ Eco-Drive có thể sạc pin từ hầu hết mọi nguồn sáng
- Radio Controlled, đồng bộ ngày và giờ từ trạm phát vô tuyến nguyên tử tại Nhật
- Vỏ và dây bằng titanium, được xử lý bề mặt bằng công nghệ Duratect DLC (tạo ra màu xám rất đậm gần với màu đen)
- Kính sapphire hình cầu (với lớp phủ chống phản xạ bên dưới)
- Chống nước 20 ATM (có thể rửa tay, tắm, bơi, thậm chí là lặn ở độ sâu vừa phải)
- Chống dị ứng niken, chống từ tính 4800A/m, tương đương với tiêu chuẩn ISO 764, chức năng phát hiện sốc, tự động hiệu chỉnh kim khi va chạm
- Lịch vạn niên bao gồm thứ và ngày ở góc 3h
- Núm vương miên dạng vặn, cải thiện khả năng chống nước và va chạm
- Made in Thai Lan
- Giá khoảng ¥70,000 ~$454, tới tay bạn tại VN, với đủ các loại chi phí thì khoảng ~ 12tr5
Tiếp theo mình sẽ nói trước về các lỗi của dòng sản phẩm này, để bạn nào có cùng nhu cầu như mình, có quan tâm, xem xong tính tiếp
Điểm đầu tiên là vấn đề kim giây, lý thuyết khi chạy nó bắt buộc phải chạm chính xác vào các điểm chỉ phút ở mặt số, một số khách mua hàng báo là nó thường bị lệch sang trái, chứ không phải thẳng 100%, Sản phẩm mình nhận được trên tay, cũng thấy có lệch nhẹ ở 1 số góc độ quan sát, không đáng kể khi sử dụng thực tế
Điểm thứ 2 là vị trí 6h, phần vạch chỉ giờ, nó không nằm giữa so với các vạch chỉ phút bên dưới, sản phẩm mình nhận được trên tay, nhìn bằng mắt thường thì thấy khá cân bằng, ở 1 số góc độ đúng là cũng thấy có lệch 1 xíu, chắc cỡ 0.1mm, không đáng kể khi sử dụng thực tế
Điểm thứ 3 là vấn đề phủ lum, không rõ công đoạn sản xuất, hoàn thiện và kiểm định lại làm sao, mà có khách nhận sản phẩm, vị trí 11h chỉ phủ lum có 1 số, làm nhìn vào thấy 2 số 1 luôn 😀 đây là lỗi đặc biệt nghiêm trọng, có điều chỉ có 1 feedback duy nhất mình thấy, nên cũng cho qua, coi như trường hợp hi hữu
Với sản phẩm lỗi như thế này, bạn sẽ coi đây là lỗi nghiêm trọng, nhưng với 1 số mã sản phẩm đồng hồ hot, thương hiệu nổi tiếng, nó sẽ được giới sưu tầm săn lùng, thậm chí mua lại với giá cao
Điểm thứ 4 là phần dây titan, phần ngàm, có thể là bên trái hoặc phải, phía trên hoặc dưới, 1 bên ngàm nó sẽ bị lệch đi tầm 0.2mm so với bên phía còn lại (vụ này thì tất cả các mã, tất cả sản phẩm đều bị, kiểu như lỗi từ khuôn làm vỏ hoặc dây rồi), lỗi này 100% sản phẩm đều bị, bản mình nhận được thì nhìn bằng mắt thường cũng thấy, nhưng cũng có thể chấp nhận được
Lỗi thứ 4 này, thì thiệt nếu không phải khách hàng phàn nàn, mình đọc thấy, còn thường mình không nghĩ nó là lỗi, vì nhìn thực tế không để ý 😛
Các vấn đề trên, không kể bản ra mắt 2007 hay 2021, không kể làm tại Nhật hay Thái, chúng đều có tỷ lệ lỗi liên quan tới hoàn thiện có thể nhìn được bằng mắt thường
Vài khách Nhật họ cũng khuyên là nên mua trực tiếp ở cửa hàng, soi hết xem có lỗi gì không, đỡ phiền hà, chứ mua online xong đổi trả rất mệt, Citizen khoản bảo hành sản phẩm, cũng khá lằng nhằng, khi chuyện kim giây không chạm chính xác vào vị trí chỉ phút, họ không xem đó là lỗi, và thường cũng chẳng sửa được :]]
Ngoại hình phần vỏ:
Thiết kế khá cơ bản, mặt số tròn, mặt kính sapphire hình cầu độ cong khá thấp, viền kính cũng được làm thấp dần xuống, cuối viền kính được mài mịn cong nhẹ và được đánh bóng (khá khó để thấy nếu để ở góc độ nhìn thẳng mặt đồng hồ), sau đó xuống phần khung máy được hoàn thiện khá tỷ mỹ ở các cạnh, không bị quá sắc, xung quanh núm vặn ở góc 3h có làm ngàm bảo vệ chống va chạm, có logo của hãng ở núm vặn, vị trí 2 và 4h là 2 nút B và A, dùng để điều chỉnh các tính năng khác của đồng hồ, núm vặn là dạng vặn xuống, giúp an tâm hơn khi tiếp xúc với nước, mỗi cái không rõ bảo vệ nước ở cái nút A, vị trí 4h làm sao, vì nó là cái nút để ấn vào á 😀
Lug to lug họ làm rất ngắn, cong xuống gần chạm phần đáy nên khá ôm tay và gọn, đây có thể coi là ưu điểm, tuy thế kích thước vỏ 40mm, mà lug chỉ 45mm, đôi lúc bạn sẽ thấy nó hơi ngắn về mặt thị giác (các hãng khác đa dùng lug 48mm ở kích thước này), điểm cũng khá ngạc nhiên, là khi tháo sợi dây gốc ra, khoảng trống bên trong, phần vỏ bên dưới nó được làm gọn lại, thành ra dù lug rất ngắn, nhưng nếu bạn gắn các sợi dây khác vào, vẫn gắn thoải mái, không bị tình huống quá chật chật do phần lug quá ngắn
Mặt đáy được hoàn thiện dạng chải tia, cảm giác như có rất nhiều vòng tròn nhỏ ở trong, tạo hiệu ứng thị giác khá lạ mắt, phần này sờ vào khá láng mịn, khác hẳn xử lý ở bề mặt sản phẩm, có thể cách làm này giúp da thoải mái hơn khi chạm vào mặt đáy, các phần khác ở mặt đáy cũng có khoảng cách rất gần nhau, giúp đồng hồ ít bị lệch, xê dịch khi trên cổ tay hơn, ở bản cũ ra mắt vào 2007 phần đáy Citizen khắc chạm trổ logo khá cầu kì, mà ở bản 2021 làm đơn giản lắm
Bên trên mặt đáy có ghi các tính năng kèm seri của sản phẩm, từ số seri này bạn có thể vào serial-number-decoder.com để check, có thể biết tháng và năm sản xuất ra đồng hồ, cụ thể sản phẩm mình nhận được trên tay, sản xuất vào 05/2022, thường ở đồng hồ cơ, mình sẽ chẳng bao giờ quan tâm nó sản xuất vào năm nào, nhưng trên các bộ máy thạch anh, thì cứ càng mới càng tốt cho bảo đảm về vấn đề linh kiện
Về độ dày, ~ 12mm, 1 con số theo mình là hơi dày ở 1 con đồng hồ chạy pin, nhưng do thiết kế từng lớp, viền được làm thấp dần xuống, ngàm lug cũng con xuống, tạo cảm giác thị giác khá tốt, đeo vào không thấy quá cục súc về độ dày, so với đường kính 40mm thì theo mình mặt số 32mm hơi nhỏ, đa phần 40mm mình thấy kính mặt số 33-34mm cả
Hoàn thiện bề mặt thì mình không quá chắc kiểu hoàn thiện này gọi là gì, vì nhìn khá giống dạng satin bên thép, nhìn khá mịn và cũng ít phản chiếu, nó lại màu đen, gia cố thêm các ngàm bảo vệ, nên nhìn qua cảm giác rất chắc chắn
Núm vặn thì ở các phiên bản đồng hồ cơ, lên cót tay hàng ngày thì mình quan tâm nhiều, còn trên bản dùng pin lại còn có tính năng tự động đồng bộ như con này, bạn sẽ rất hiếm khi phải dùng tới cái núm vặn, thành ra chuyện hãng làm vừa to, vừa dài giúp điều khiển dễ hơn, mình không đánh giá cao lắm
Cá nhân mình vẫn mong muốn 1 con đồng hồ độ dày < 8.5mm (cả kính thì < 10mm), thực tế Citizen cũng có khá nhiều mã dùng pin, dày < 10mm thôi, nhưng các tính năng của nó hơi thiếu với yêu cầu của mình, nên cũng đành bỏ qua
Về trọng lượng thì khá bất ngờ khi đồng hồ khá dày nhưng chỉ nặng 38 gram, sử dụng dây da buttero thì ~ 50 gram, 1 con số tuyệt vời cho 1 chiếc đồng hồ đeo hàng ngày
Nếu thuần túy cho điểm phần vỏ, mình nghĩ nó chỉ xứng đáng
56 trên thang điểm 10
Ngoại hình dây khóa:
Theo như hãng công bố, sợi dây đi kèm có thể vừa với tay 21cm, bản cũ ra mắt 2007 thì chỉ vừa tay 20cm
Khoản dây thì thú thực mình cũng không biết nói gì, vì mù tịt về thiết kế dây kim loại, khi xem ảnh các loại dây, thường mình thích thiết kế loại có 5 vạch vì nhìn các mắt có vẻ thoải mái hơn, với mình thích kích thước 20mm ở ngàm đi xuống khóa là 16mm, nhìn cũng thon gọn thoải mái hơn
Bản này thì nó làm 1 mắt có 3 vạch, với kích thước là 20mm ở ngàm, và đi xuống nhỏ dần còn 18mm ở khóa, độ dày dây tầm 3mm, vị trí dày nhất ở là khóa ~ 8-10mm, thực sự là hơi dày và to quá
Mình thấy khá nhiều hãng dùng kiểu thiết kế mắt dây dạng này, bản này nó có 1 phần ngàm khá dài ~40mm bên dưới cổ tay, nếu kích thước tay bạn không quá to thì cái ngàm này sẽ nằm đẹp ở dưới cổ tay, có thể tạo sự thoải mái nhất định, khóa bấm được làm chắn chắn, có thêm 1 khóa phụ, tránh trường hợp khi sử dụng mạnh va đập làm tuột khóa, tính ra phần khóa có tới 3 lớp luôn
Dây có thêm 1 ngàm phụ có thể nhét 1/2 mắt dây, tạo thành 3 khấc, 2 khấc sau có thể tăng thêm 3mm->6 mm độ dài, đây là 1 tính năng khá hay, mà mình nghĩ mọi sợi dây kim loại nên bổ xung vào, vì tay bạn nó sẽ to nhỏ khác nhau trong ngày, nếu dây chỉ có 1 kích thước, có lúc sẽ lỏng, có lúc sẽ chặt hoặc có lúc sẽ vừa, khiến bạn không hoàn toàn thoải mái khi sử dụng ở thời gian dài, có 1 điểm khá tốt là đeo sợi dây này mình thấy khá thoáng, không bị tình trạng hầm hay nóng gì cả, cũng hơi bất ngờ về chuyện này
Thường mình hay sử dụng máy tính, tay gõ bàn phím, điều khiển chuột ở cường độ cao, 1 ngày hơn 8h, phần cổ tay nó đè xuống bàn nhiều, gây hằn phần cổ tay, hôm nào ít dùng máy tính, tay ít tì đè lên bàn thì ổn, khá thoải mái
Vấn đề này thì nó do cách mình sử dụng sản phẩm, gần như 100% các loại dây có khóa đều sẽ bị vấn đề này, chỉ có thể giải quyết triệt để nếu dùng các dòng dây dạng dán mới cải thiện phần nào thôi
Màu sắc phần dây rất tương tự với phần vỏ, tạo sự đồng nhất về màu sắc, hoàn thiện khá mịn màng, không có gì để phàn nàn
Thấy hãng quảng cáo sản phẩm, khi khoe về vấn đề chống dị ứng, họ vừa đeo đồng hồ vừa bế trẻ con các kiểu, có điều mình thấy các phần thừa ra ở ngàm khóa, khá sắc, đeo mấy sợi dây này mà bế con nít thì theo mình nên hạn chế, vì xác xuất làm rách mặt con cháu là có
Phần mình vẫn không nghĩ có cái khóa nào cho dây kim loại mà phù hợp với điều kiện sử dụng trên bàn PC cả, nên thường mình khá ít dùng dây kim loại đi kèm, đa phần mình dùng dây da, đeo thoải mái và nó cũng nhẹ hơn đáng kể, chỉ 10 gram cho 1 sợi dây da thông thường, lúc nào đi đâu mà tiếp xúc với nước này nọ thì mình đổi sang sợi dây cao su là đủ
Tổng thể thì tùy tay mỗi người, tùy cách cắt mắt mỗi bên, tùy nhu cầu sử dụng, có thể 1 số người sẽ dùng rất tốt sợi dây này, cũng có thể có người sẽ không dùng được sợi dây này, cụ thể ở cổ tay 17cm của mình, để mỗi bên 5 mắt rưỡi, tổng trọng lượng lúc này là 87 gram, đa phần sẽ khá thoải mái ở vị trí ngàm giữa, lúc nào cần chặt hay lỏng hơn thì đẩy qua các ngàm khác là vừa đẹp
Ban đầu thì như mình nói, mình không phải fan của dây kim loại, có điều do sợi này làm bằng titan, trọng lượng nhẹ hơn khá nhiều so với các sợi dây thép, phần vì tính năng của nó khá tốt, nên mình có thử dùng vài ngày, xem thế nào
Khá ngạc nhiên là nó ổn, vấn đề trọng lượng, sau vài ngày, tay quen thì không có vấn đề gì, 87 gram là con số mình có thể đeo hàng ngày được, cũng khá gây lú, vì mình từng dùng 1 con bằng thép, dây da nặng ~ 80 gram, nhưng đeo thấy nặng, mà con này 87 gram lại đeo bình thường, dùng ít ngày thì cảm giác là dù tổng trọng lượng nó nặng hơn, nhưng do phần dây cuộn quanh tay, trọng lượng bị phân tán nhiều chỗ, chứ không phải tập trung vào vỏ như con bằng thép, thành ra vấn đề nặng thích nghi rất tốt
Dây do nó là kim loại, nên không bị vấn đề co giãn như các chất liệu da, phần lớn thời gian trong ngày mình chỉ cần để ở nấc giữa là đủ thoải mái
Trừ vụ khi dùng máy tính, khi gõ bàn phím, nó vẫn bị cấn vào tay, giải pháp tạm lúc này là để nó lỏng các nấc ra hết cỡ, sau đó điều chỉnh vụ trí phần ngàm để nó không chạm vào các vị trí gây đau, không quá triệt để, vì nó vẫn có hằn nhẹ như ảnh bên trên bạn đã thấy
Về lý thuyết dây làm bằng titanium với công nghệ Duratect DLC, nên bề mặt sẽ chống xước tốt hơn so với thép, và chúng sẽ sẽ không ngại nước, kể cả nước biển, tuy thế khi tháo mắt, mình thấy các chốt bên trong, cũng chỉ dùng thép không rỉ thôi, chứ không phải là 100% titanium, nên cũng không dám khẳng định các chốt này sẽ bền tới đâu
Theo như Citizen khuyến cáo, các chốt thép này sẽ không rỉ, nhưng sẽ bị tình trạng oxy hóa, khiến màu sắc xạm dần, thi thoảng rảnh thì tháo ra lau chùi lại là bóng loáng 😀
Sử dụng ở rất nhiều điều kiện khác nhau liên quan tới nước, kiểu rửa tay, rửa mặt, rửa bát, lau nhà …. cũng rất tự tin, hoàn toàn ổn
Tuy thế, ở điều kiện ngồi ngoài trời nắng nóng …. thì không ổn lắm, có những thời điểm mình ngồi lâu, kiểu tay nở ra, dù đã để kích thước rộng tối đa, dù không tới mức gây khó chịu như ở thao tác gõ bàn phím, nhưng vẫn thấy các vết lằn, tình huống này thì theo mình khá nan giải, tại bình thường ở vị trí ngàm chật nhất, khi tay co lại, thậm chí nó còn lỏng, mà giờ mở tối đa thêm gần 6-7mm, nó vẫn hơi chật
Giải quyết chuyện này thì lý thuyết sợi dây phải có thể điều chỉnh độ rộng được ở mức ~ 10-12mm, ở các dòng dây da, nhiễu lỗ khóa, vị trí nới rộng hay chật ra rất đơn giản, có thể giải quyết chuyện này, còn ở dòng dây kim loai, nới ra tối đa tầm 6-7mm thì không giải quyết triệt để lắm, nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời, thì có thể đẩy đây đeo tới vị trí gần các ngón tay hơn (vị trí này cổ tay nhỏ nhất) hoặc bổ xung thêm 1 mắt vào cho rộng rãi hơn
Tình huống dùng ngoài trời nắng nóng ở thời gian dài, thì thi thoảng mình mới gặp, nên cũng xem như 1 vấn đề phụ ở điều kiện sử dụng
Nói chung về sợi dây kim loại, thực sự bất ngờ, hôm đầu tiên đeo thấy hơi khó chịu vì không quen, mà thời gian thích nghi cực nhanh, xài thêm 3-4 ngày nữa thì thực sự thích 😀 đeo thoáng mát, thoải mái trong phần lớn các điều kiện sử dụng, thậm chí có hôm ngủ quên, sáng ra thấy chỉ bị lằn nhẹ, do tay quăng quật lung tung, rất dễ chấp nhận, tại kể cả có đeo dây da, mà ngủ quên, sáng ra tay cũng bị hằn như thế cả
Ban đầu về dây, mình chỉ thấy nó xứng đáng 3/10, vì có khá nhiều điểm không hài lòng, thực tế khi vừa open box mình đã tháo ra ngay, mà sau khi dùng, trải nghiệm thực tế, mình nghĩ nó xứng đáng được điểm số cao hơn, tối thiểu là 6/10 😀
Ngoại hình mặt số
Tổng thể mặt số nhìn hơi nhỏ, đầu tiên là vì đường kính của phần mặt kính cũng chỉ ~32mm, khá nhỏ so với phần vỏ ~40mm, tiếp theo lại có 1 phần viền vạch phút làm lồi lên, khiến cảm giác nhìn vào, sẽ thấy mặt số khá nhỏ, đo cụ thể mặt số bên trong (vị trí phần sạc năng lượng ánh sáng), thực tế cũng chỉ ~ 27mm
Thậm chí cảm giác mặt số nó còn nhỏ hơn cả các dòng có kích thước 38.5mm
Ngoài cùng là các số chỉ phút, 15,20 cho tới 50, các số thiếu thay bằng các thông báo để điều chỉnh đồng hồ, cụ thể ở vị trí 55 phút là chữ NO, kiểu khi ấn vào nút dò sóng ở vị trí A, nếu ấn vào đó nó sẽ hiện thị lần cuối nhất bắt sóng thành công hay không, mà ở VN thì sẽ không bắt sóng được, kim giây sẽ nhảy về về trí NO để bạn biết
Vị trí RX ở góc 12h là thông báo tình trạng khi đang đồng bộ, H-M-L là 3 vị trí báo tình trạng sóng mạnh hay yếu, cũng hơi quái là con này sản xuất cho thị trường nội địa, sách hướng dẫn hay bảo hành đều là tiếng Nhật, mà các kí tự trên đồng hồ lại là tiếng Anh :]]
Đây là vị trí duy nhất mà nó có màu hơi xám đen khi ra nắng, còn lại tất cả các vị trí khác trên đồng hồ gần như đều là màu đen
Tiếp theo là cách vạch phút, được vạch theo chiều hơi dốc xuống (các vạch này không được phủ lum, hơi tiếc 1 tẹo, vì nếu có lum, lúc tối nhìn nó cũng đẹp và dễ quan sát hơn)
Đi tiếp vào bên trong là mặt số màu đen dạng bóng, chúng ta có các số ả rập chỉ giờ bao gồm 1-2-4-5-7-8-10-11 được tạo khối, phủ lume rất đậm và dày, đôi lúc có cảm giác như phần số được đập ngược từ mắt sau ra mắt trước, vị trí 12h được thay bằng 1 hình tam giác to một cách khó hiểu? vị trí 3h là lịch ngày và thứ, vị trí 6 và 9h là 1 đường thẳng cách điệu, tất cả các vị trí này đều được phủ lum, màu vàng nhạt lúc bình thường và xanh lá cây khi có ánh sáng chiếu vào
Không chắc lắm thiết kế mặt số như thế này, có phải là theo phong cách phi công hay không, vì cái vụ để hình tam giác thay vị trí 12h là của phong cách của đồng hồ phi công
Vị trí ô lịch, sẽ dùng nền trắng, font màu đen (riêng chủ nhật là màu đỏ), font chữ theo mình là hơi to và đậm, bên ngoài làm thêm 1 đường kẻ viền màu trắng, khá nổi bật trên nền đen của mặt số, vị trí phần thứ trong tuần, hơi bị lệch lên trên 1 tẹo, kiểu bên dưới nó thừa ra tầm 0.1mm khoảng trống 😀
Nền trong phần thứ và ngày cũng không đồng nhất, cụ thể phần thứ nền là màu trắng, nhưng nền ở phần ngày, đôi góc độ bạn sẽ thấy nó là màu trắng hơi xám
Nếu các lỗi hoàn thiện này, xảy ra ở mã ra mắt vào 2007 thì mình không bàn, đằng này bản 2021, hãng cũng không sửa, thì cũng hơi tiếc, đây là lỗi nhỏ, nên mình không đưa nó vào 4 lỗi lớn có nói ở đầu clip
Quan sát vị trí ô lịch khá khó, gần như chỉ có thể nhìn trực diện mới rõ ràng, còn nhìn ở các góc nghiêng, nhiều chi tiết bị che đi, vấn đề này thì do phần mặt số họ làm dày để chứa bộ thu ánh sáng, phần lịch nằm quá thấp so với mặt số gây nên hiện tượng này
Đây là vấn đề đánh đổi khi dùng mặt số để hấp thụ ánh sáng, tạo năng lượng cho pin, thành ra khá khó để phàn nàn hãng về chuyện này 😀
Thời gian chuyển thứ và ngày khi sang ngày mới mất tầm 10-15s để hoàn toàn chuyển đổi, đa phần vào lúc 0h:0p:15s là ngày và thứ sẽ cập nhập xong
Kim giây dạng hình cây kiếm, có màu đen đỏ, kim giờ và phút không chắc gọi là dạng bút chì hay gì? Lume được phủ ở vị trí này mình có cảm giác là mỏng hơn so với phần số, có điều nhìn thì vẫn luôn thấy phần lume ở số và kim có thời gian sáng tương đồng
Nếu chỉ nhìn sản phẩm từ bên ngoài như thế này, khá khó giải thích được về thời gian sáng của lớp phủ lume, nếu có điều kiện tháo tung sản phẩm ra, xem cách Citizen hoàn thiện mặt số, thì có lẽ sẽ dễ hiểu hơn
Mặc dù Citizen có làm tỷ lệ to nhỏ, dài ngắn để phân biệt kim giờ và phút, kim giờ cũng có thêm 1 vạch ngang nữa, tuy thế cá nhân mình mong muốn sự khác biệt rõ rệt hơn ở 2 kim này, để trời tối, ra nắng chói, hay chuyện về ngủ dậy, mắt lem nhem, ít nhìn nhầm hơn
Kiểu lúc 6h tối, nếu vừa ngủ dậy, tắt đèn, đôi lúc bạn sẽ khá khó phân biệt hay định hình được lúc này kim nào là kim giờ, kim nào là kim phút
Về độ dài thì rất nhiều khách hàng, kể cả mình, đều mong muốn kim phút và kim giây dài hơn 1 xíu, chạm tới điểm cuối các vạch phút ở mặt số, nhìn sẽ đẹp hơn về mặt thị giác, mỗi cái sau 14 năm Citizen cũng không làm, có lẽ họ vẫn thích độ dài này 😛 tạm thì sau khi sử dụng thực tiếp vài ngày, mình thấy độ dài kim phút và kim giây ổn, không có gì phàn nàn
Về chất liệu của phần kim, thì mình có cảm giác kim giờ và phút làm bằng …. nhựa thì phải, không chắc lắm về ý này, nhưng nhìn nó khá giống đồ chơi bằng nhựa của đám cháu
Các chuyển động của 3 kim, giờ, phút, giây trên bộ máy H100, khá chính xác về mặt hiển thị, kiểu khi kim giây ở vị trí 12h (0h), kim phút sẽ chỉ chính xác vào ngay vạch, khi kim giây ở vị trí 6h, kim phút sẽ nằm giữa 2 vạch, nôm na khi kim giây chuyển động, kim phút có chuyển động tuần tự theo, tương tự cho kim giờ và phút cũng thế, khi phút ở vị trí 6h (30 phút), thì kim giờ cũng nằm giữa 2 giờ, khoản này thì theo mình Citizen làm tốt
Kim giây thì 1 số bạn nói nó làm hình chữ C, ý nghĩa là chữ viết tắt của Citizen, một số bạn khác nói kim giây thực tế nó là cái râu để bắt sóng vô tuyến, chỉ các dòng sử dụng sóng radio controlled mới dùng kim giây dạng này, từ ý này mình đoán kim giây chắc là làm bằng kim loại, có điều theo nhiều hình ảnh mình xem được, vị trí kim giây, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp nhiều năm sẽ …. mất màu luôn
Ở các vị trí còn trống khác trên mặt số, Citizen để các thông tin quan trọng về tính năng của sản phẩm, như Eco-Drive ở góc 12h bên dưới tên hãng, góc 6h là Radio controlled, chống nước 20 bar, titanium
Khá là thừa thãi vì ai mua dòng này đều biết các tính năng thế cả rồi, chẳng có lý do gì để người sử dụng phải nhìn đi nhìn lại tính năng của sản phẩm mỗi ngày như thế cả, rất lố bịch 😀 nhưng do họ để nhỏ, nên cũng không tạo quá nhiều sự khó chịu
Cuối vị trí 6h có 1 dòng rất nhỏ về bộ máy H100, vị trí này ở các bản cũ, là dòng chữ Made in Japan, có điều bản này làm tại Thái Lan, nên được thay bằng thông tin về bộ máy, cũng không quan trọng lắm, vì nhỏ, nhìn bình thường không ai để ý cả
Các chi tiết hoàn thiện trên mặt số, gồm kim, lớp phủ lume, các kí tự, màu sắc đều rất tốt, trước đây mình coi vài clip review, khi họ quay sản phẩm thường zoom rất sát, nhìn thấy các chi tiết trên kim cọc hơi lem nhem, nhưng nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, thì gần như không thể nhìn ra chi tiết nào lỗi cả, hài lòng về khoản này
Về phối màu mặt số thì mình khá ấn tượng, các số to, nhưng không bị thô, màu sao để các kí tự, kim cọc vừa dễ nhìn lại vừa đủ đẹp rất khó, thế mà họ làm được 😀
Lume
1 điểm mình khá hài lòng, liên quan tới vấn đề lớp phủ lume, Citizen không nhắc nhiều về công nghệ này, có thể nhiều người sẽ không thích, vì cường độ không quá sáng trong đêm, có điều nó giữ màu sản phẩm ra 4 trường hợp khá rõ rõ rệt
Ánh sáng mặt trời trực tiếp: các số màu vàng, kim giờ và phút hơi xanh oliver, mặt số số sẽ sang màu hơi xám
Ngồi trong bóng râm giữa lúc trời nắng: các số màu vàng, kim giờ và phút hơi xanh oliver đậm, mặt số số sẽ đen như bình thường
Ngồi dưới ánh đèn phòng thông thường: các số màu vàng, kim giờ và phút hơi xanh oliver nhạt, mặt số số sẽ đen như bình thường
Tối hoàn toàn thì sẽ phần số và kim giờ và phút và các số chỉ giờ sẽ chuyển hoàn toàn sang màu xanh lá cây, font chữ lúc này khá mảnh
Các hãng khác mình từng dùng, phần lớn ở điều kiện ánh sáng đèn phòng (là nơi mình ngồi nhiều nhất) đa phần sẽ lên màu lume ở cường độ nhẹ, nó làm mất đi màu gốc của thiết kế, nhìn không đẹp lắm, cách Citizen xử lý màu gốc các số và lume trên bản AT6085-50E mình rất ưng
Về thời gian giữ lume thì thực sự bất ngờ, tại thường mình không quá quan tâm lắm tới chuyện 1 cái đồng hồ có thể phát sáng cả đêm, coi revew dòng này cũng không thấy ai đánh giá cao vụ lume, mình thì chỉ cần có thể thấy giờ, khi ngay thời điểm đi từ chỗ sáng vào chỗ tối là đủ
Có điều tình cờ có hôm đâu 6h tối đang đọc truyện, ngủ quên mà vẫn đeo đồng hồ =)) đâu đó 3-4h sáng dậy, thấy đồng hồ vẫn sáng mới hãi, không hiểu Citizen sử lý lớp phủ làm sao, mà sau 8h nó vẫn sáng đầy đủ các số và phần kim giờ và phút mới hãi, tất nhiên, sau 8h, nhìn không còn rõ ràng các số được nữa, đa phần chỉ còn thấy cách vạch thôi, nhưng vẫn có thể quan sát để biết đang ở mấy giờ
Thông thường, muốn lớp phủ lume có thời gian sáng lâu, giải pháp đơn giản của các hãng là tống thật nhiều lớp phủ vào (10-15 lớp), nó sẽ khiến cho các kí tự dày cui lên, khá giống với tình huống các số chỉ giờ của bản này, tuy thế phần kim giờ và phút của nó, rõ ràng chỉ phủ lume rất mỏng, thành ra mình vẫn chưa hiểu sao, sau 8h cả phần số và kim giờ, kim phút đều vẫn sáng được
Nói tới đây mình có cảm giác dù hãng không quá nhấn mạnh, nhưng dòng đồng hồ này, nó có trộn lẫn phong cách của dòng đồng hồ Military (quân đội) và dòng Pilot (phi công), hướng tới phong cách đơn giản, thiết thực, bền bỉ và dễ quan sát
Cá nhân nếu bới ra phàn nàn về phần mặt số, thì mình chỉ phàn nàn phần kim chưa đủ đẹp thôi 😀 mình thích kim dạng đầu nhọn hoặc dạng cổ điển 1 xíu, như hiện tại thì mình thấy phần kim cọc đơn giản quá
Lý thuyết thì chỉ cần giảm nhỏ các kí tự ở phần số xuống 1 xíu, giảm độ dày phần font ở thứ và ngày, nó sẽ rất hoàn hảo về các tỷ lệ, có điều Citizen ưu tiên tính thực dụng hơn, nên mọi thứ đều hơi to 1 tẹo, giúp quan sát tốt hơn ở nhiều điều kiện ngặt nghèo, khoản này thì mình cũng đồng tình 😀 tại font nó chỉ hơi to thôi, chứ vẫn khá thẫm mỹ
Tổng thể phần mặt số, nếu cho điểm, mình nghĩ nó sẽ được 7 trên thang điểm 10 😀
1. Sử dụng bộ máy thạch anh mặt trời H100 với công nghệ Eco-Drive có thể sạc pin từ hầu hết mọi nguồn sáng
Sai số hãng công bố là +/- 15s mỗi tháng ở điều kiện sử dụng từ 5->35 độ C, tối đa đồng hồ vẫn có thể chạy được là từ -10 độ cho tới +60 độ C
Theo các review của khách hàng, phần lớn đều đánh giá rất cao sự chính xác bộ máy thạch anh của Citizen, cụ thể ở bộ máy H100, sai số ở điều kiện thực tế đa phần là từ +/- 1 cho tới 5s mỗi tháng, vài người dùng khoảng 6 tháng không chính gì thì sai số chưa tới 1 phút
Các con số này thì mình chỉ tham khảo từ các khách hàng khác ở rất nhiều điều kiện sử dụng, bảo dưỡng và nhu cầu khác nhau, bổ xung thêm để ai xem hay đọc bài này tham khảo thôi hé
Eco-Drive là một công nghệ độc quyền của Citizen , được đánh giá hàng đầu thế giới ở mảng sạc năng lượng bằng ánh sáng, với khẩu hiệu “Ở đâu có ánh sáng, ở đó có năng lượng”
Mang tính đột phá lớn trong công nghệ khai thác nguồn năng lượng ánh sáng, công nghệ này có thể chuyển hóa năng lượng của bất kì nguồn sáng nào thành điện năng, sạc và tích trữ trong pin để duy trì hoạt động của đồng hồ
Ở góc độ người dùng, bạn chỉ cần nhớ Eco-Drive có thể sạc từ bất kỳ nguồn năng lượng sáng nào, thậm chí từ một ngọn nến hay đèn huỳnh quang là đủ
Về thời gian sạc, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời ở cường độ cao nhất, kiểu giữa trưa nắng, cần 16h để sạc đầy, còn để trong nhà, cạnh cửa sổ có kính, có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì cần 40h mới sạc đầy pin
Sau khi sạc đầy có thể sử dụng liên tục 6 tháng ở điều kiện tối, khi đồng hồ không tiếp xúc ánh sáng thì sẽ tự chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng, lúc này kim giây sẽ nhảy 1 lần sau 2s, ở chế độ tiết kiệm pin thì có thể chạy trong 12 tháng
Điểm hơi lạ là một số thông tin mình xem, các dòng khác thì tầm 1-2 ngày là đã chuyển rồi, còn ở dòng này, ~30 ngày không tiếp xúc với ánh sáng, mới chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng??? ý này tham khảo cũng cho vui mồm thôi, tại mình cũng không chắc do khách đó đồng hồ bị lỗi hay có lọt ánh sáng vào hay thế nào, chứ 30 ngày không dùng mới tự đổi sang tiết kiệm pin thì nghe vô lý quá
Theo hướng dẫn của hãng, nếu chỉ sử dụng trong điều kiện ánh sáng phòng thông thường, để có thể đủ năng lượng sử dụng đủ trong 1 ngày, cần ít nhất 4h tiếp xúc với ánh sáng
Theo khuyến cáo từ nhiều người dùng, họ khuyên là không nên có gắng sạc ở điều kiện ánh sáng mặt trời giữa trưa vì quá gắt, cũng nên hạn chế sạc quá gần các đèn led, đèn bàn ….. vì khi nóng quá, rất dễ vượt qua ngưỡng 60 độ C mà thiết bị có thể chịu được, chưa kể nắng nóng quá, cái kim giây và vị trí chủ nhật (2 vị trí được sơn màu đỏ) rất dễ bị bay màu
Theo mình là khi nhận hàng, nên cố gắng sạc đầy ở lần đầu tiên, vì có thể hàng lưu kho lâu, pin gần hết rồi
Sau đó cứ đeo vào sử dụng hằng ngày bình thường, thời gian ánh sáng tiếp xúc với mặt đồng hồ hằng ngày sẽ đủ để nó hoạt động
Về cách hoạt động, thì các thông số về giờ, ngày nó được lưu trữ bởi bộ máy H100 bên trong, các kim bên ngoài chỉ có tác dụng hiển thị các con số này, thành ra trong điều kiện lâu ngày không tiếp xúc với ánh sáng, nó có thể ngừng chạy hoàn toàn các kim để tiết kiệm pin, khi đồng hồ được tiếp xúc với ánh sáng lại, nó sẽ tự điều chỉnh các kim về thời gian được lưu trữ bên trong
Kỉ lục lâu nhất của dòng Eco-Drive (theo Citizen Euro) là sau 20 năm thì pin vẫn còn 80% hiệu xuất, thậm chí tới 40 năm đồng hồ vẫn chạy mà không cần thay pin
Vài khách hàng mình xem, họ có rất nhiều đồng hồ, có mua dòng này, đa phần lâu lâu họ vác ra sạch đầy, xong lại bỏ kho, thì họ nói sau 7 năm thì thời gian sử dụng liên tục từ 6 tháng ban đầu, giảm xuống chỉ còn 1-2 tháng cho 1 lần sạc đầy, vài khách khác thì mua sử dụng hàng ngày, thì họ nói hơn 10 năm vẫn chạy tốt, không thấy vấn đề gì cả
-> Sau 1 năm bạn nên chủ động sạc đầy lại 1 lần
Hơi tiếc, vì ở điều kiện sử dụng của mình là không đủ ánh sáng để chạy 24/24 mà không cần chủ động sạc
Nói chung chuyện pin và các mạch điện tử ở phần sạc năng lượng có thể bị oxy hóa, xuống cấp, hoặc chai pin, thì quá dễ hiểu rồi, có điều theo các comment ở trên, mình có cảm giác nếu bỏ kho, ít sử dụng, nó lại có vẻ hư hao nhanh hơn so với sử dụng hàng ngày
Góc độ cá nhân thì mình nghĩ khoảng 5 năm, lúc nào rảnh thì vác đi bảo dưỡng, kiểm tra là đẹp, có thể không cần thay pin, nhưng kiểm tra lại các ron cao su, vệ sinh lại các mạch điện cho sạch sẽ, cũng giúp sản phẩm bền bỉ hơn, chứ vài cụ mình thấy xài 10-15 năm vẫn chưa bao giờ đi bao dưỡng, thì xài hơi bị cục súc wá, nói khó nghe là xài như phá, tại lúc này mấy cái ron cao su nó bã ra hết, rửa tay lỡ vào nước thì bỏ mịa :]]
1 trong số các lý do mình chọn seri này, vì sau 14 năm, bộ máy H100 vẫn đang được hãng sản xuất trên các mã vừa ra mắt, còn thường đa phần sau 20 năm, các hãng đa phần sẽ không sản xuất linh kiện cho các dòng quá cũ như này nữa
Ở góc độ cá nhân, thì thú thực mình không có thiện cảm với chuyện pin dùng năng lượng ánh sáng để sạc trên bộ máy H100 lắm, đầu tiên là về giá, 1 viên pin đồng hồ thông thường, giá khoảng 10.000 vnđ, có thể dùng 2 năm, hết tháo nắp ra thay pin mới vào mất tầm 10-15 phút, trong khi chi phí bảo dưỡng thay thế cho pin sạc bằng ánh sáng tốn kém hơn rất nhiều, Citizen lại không bán các dòng pin này ra ngoài thị trường, chỉ sửa chữa từ store chính hãng, rẻ nhất mình thấy cũng ~ 600.000 vnđ, chưa kể bạn cũng phải trả thêm tiền sản phẩm cho công nghệ này nữa
Chẳng thà khi dùng Eco-Drive trên H100, Citizen dùng các dòng pin đặc biệt, giúp sản phẩm mỏng hơn so với pin truyền thống, thì mình sẽ đánh giá cao, đằng này độ dày sản phẩm thậm chí tới 12mm, quá dày cho 1 sản phẩm chạy pin, các dòng Eco-Drive One sau này, Citizen có thể hạ độ mỏng xuống chỉ ~3mm, nó mới xứng đáng cho chi phí chúng ta phải trả cho công nghệ 😀
2. Radio Controlled, đồng bộ ngày và giờ từ trạm phát vô tuyến nguyên tử tại Nhật
Một trong những tính năng đắt đỏ nhất của dòng sản phẩm này là Radio Controlled (điều khiển bằng radio)
Hàng ngày, vào đúng 2h sáng, kim giây sẽ ngừng ở vị trí 12h và tự chuyển sang chế độ bắt sóng qua các trạm vệ tinh tại Nhật Bản, để có thể tự điều chỉnh lại ngày, giờ, chính xác tới miligiây luôn (thời gian này khoảng 3 phút, và tạm thì mình cũng chưa thấy có cách nào để tắt đi chế độ tự động đồng bộ này cả)
Ở Việt Nam thì sẽ không bắt được được sóng tại trạm vệ tinh của Nhật (do khoảng cách trạm phát này tối đa chỉ ~ 2.000 km, mà Việt Nam cách Nhật loanh quanh ~ 3.700km lận), thành ra trước đây mình không quan tâm tính năng này bao giờ, sau này mới hay hóa ra bạn có thể sử dụng các app giả lập trạm phát tại Nhật, kiểu Clock Wave, rồi đồng bộ bằng tay bằng cách ấn vào nút A 2 giây, có điều nó vẫn là …. làm bằng tay 😀 không phải tự động hoàn toàn, thành ra ở VN mà mua các dòng sản phẩm có tính năng đồng bộ bằng radio cho thị trường Nhật thì hơi phí
Điều chỉnh auto
Cụ thể mình dùng Clock Wave trên iPad (giá khoảng $2), chọn trạm phát từ trạm ở Nhật, setting UTC + 7, ấn save lại, sau đó bật chạy, lúc này loa sẽ phát ra các tiếng tít tít te te các kiểu 😀 Hoặc bạn cũng có thể dùng 1 app miễn phí khác là Junghans MEGA, cách hoạt động cũng tương tự, có điều lúc chạy mình thấy nó check tín hiệu hơi lâu 1 tí 😀
Loa của iPad thì bật to hết cỡ và đồng hồ để cạnh đó để nó bắt sóng tốt hơn
Trên đồng hồ bạn chỉ cần giữ nút A ở vị trí 4h tầm 2-3s, nó sẽ chuyển sang chế độ bắt sóng thủ công, kim giây sẽ chuyển về vị trí RX ở góc 12h, sau đó 1 phút nó sẽ kiểm tra cường độ sóng, đa phần xài app loa sát điện thoại, sóng sẽ ở cường độ cao nhất, kim giây sẽ chuyển về H (vị trí 6 phút), nó sẽ kiểm tra thời gian hiện tại trong khoảng 1-4 phút gì đó, khi có con số giờ, phút, giây, ngày, tháng năm cụ thể, nó sẽ lưu vào bộ nhớ bên trong bộ máy, sau đó sẽ tự động điều chỉnh các kim hiển thị về các giá trị này, đồng bộ xong sẽ tự động về đúng thời gian tại Việt Nam (UTC + 7), lúc này kim giây sẽ chạy lại bình thường
Bộ máy H100 thì mình không rõ nó ra mắt từ năm nào, nhưng nhìn cách vận hành thì hơi lạc hậu, kiểu 3 kim nó liên kết với nhau bằng 1 trục thì phải, muốn tăng hay giảm 1 phút, kim giây phải quay đúng 1 vòng 60s, trong trường hợp bạn cần tăng hay giảm 1h thì kim giây phải quay đúng 3,600 vòng, may mà giờ gốc của Nhật và giờ VN, lúc mình làm chỉ lệch đi 2 tiếng, thành ra nó quay có 7200 vòng thôi :]] ở các bộ máy mới hơn sau này, mình nhớ các kim nó tách rời, nên có thể điều khiển từng kim một nhanh hơn
Nói chung chỉ có lần đồng bộ đầu tiên khi vừa openbox là sẽ lâu nhất, do VN lệch 2 giờ so với Nhật, có thể chạy 10 phút mới điều chỉnh lại ngày giờ chính xác, còn sau đó đa phần lệch vài giây, chạy mất tầm 3,4 phút là cùng, còn thích lẹ hơn thì chỉ cần tháo nút vặn ra, đẩy tới khấc thứ 2 để chỉnh giờ, mỗi lần vặn lên hoặc xuống, nó sẽ tăng hoặc giảm 1 phút, chờ thời gian thực tới đúng vị trí 12h thì đóng nút vặn lại là xong
Trong trường hợp bạn sống tại Nhật, hay 1 số vùng của Trung Quốc, có thể bắt được sóng từ trạm của Nhật, thì gần như đây là 1 dòng đồng hồ dành cho người lười, đúng nghĩa chỉ set 1 lần đầu tiên, xong cứ thế dùng, pin tự sạc, giờ tự chỉnh mỗi ngày, quá nhàn luôn 😀
Điều chỉnh thủ công
1. Kiểm tra vị trí tham chiếu
Nên kiểm tra nếu mua đồng hồ cũ hoặc lần đầu sử dụng sản phẩm, xem các vị trí tham chiếu có chính xác không, nếu sai thì đồng hồ sẽ chạy sai hoặc không đồng bộ được chính xác
- Đưa vương miện (crown) về vị trí 0 (vị trí mặc định khi khóa vương miện)
-
Nhấn và giữ nút B trong khoảng 5s (khi thấy các kim bắt đầu chuyển động thì thả nút B ra)
Vị trí tham chiếu gốc sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ bao gồm:
Kim giờ, phút, giây sẽ ở 0h 00 phút 0 giây
Ngày 1
Ngày trong tuần là Chủ Nhật
Nếu vị trí tham chiếu không chính xác với các giá trị này, là đã bị sai, cần điều chỉnh lại - Kiểm tra thấy đúng thì nhấn và thả nút B, nó sẽ tự động trở lại giờ như ban đầu (trong trường hợp không nhấn và thả nút B, sau 2 phút nó cũng sẽ tự động trở lại giờ như ban đầu)
2. Điều chỉnh vị trí tham chiếu
- Đưa vương miện (crown) về vị trí 0 (vị trí mặc định khi khóa vương miện)
-
Nhấn và giữ nút B trong khoảng 5s (khi thấy các kim bắt đầu chuyển động thì thả nút B ra)
Vị trí tham chiếu gốc sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ bao gồm:
Kim giờ, phút, giây sẽ ở 0h 00 phút 0 giây
Ngày 1
Ngày trong tuần là Chủ Nhật
Nếu vị trí tham chiếu không chính xác với các giá trị này, là đã bị sai, cần điều chỉnh lại - Tháo nút vặn vương miện (crown) ra kéo 2 nấc để tới vị khấc 2 (khấc cuối)
-
Nhấn và thả nút A để thay đổi chỉ định được hiệu chỉnh
Mỗi lần bạn nhấn nút A, mục tiêu sẽ thay đổi như sau: ngày → ngày trong tuần → kim giờ / phút / giây
Quay núm vặn theo chiều thuận kim đồng hồ để tăng
Quay núm vặn theo chiều ngược kim đồng hồ để giảm - Chính xác hết rồi thì đưa vương miện (crown) về vị trí 0 (vị trí mặc định khi khóa vương miện)
- Nhấn và thả nút B để kết thúc quá trình điều chỉnh vị trí tham chiếu
3. Chỉnh lịch tiếng Nhật <-> Anh
- Tháo nút vặn vương miện (crown) ra kéo 1 nấc ra để tới khấc 1
- Nhấn và thả nút B, nó sẽ tự đổi lịch thứ qua lại giữa tiếng Anh và Tiếng Nhật
- Điều chỉnh xong thì ấn vương miện về vị trí 0, kim giây đồng hồ sẽ chạy lại bình thường
4. Điều chỉnh giờ
- Tháo nút vặn vương miện (crown) ra kéo 2 nấc để tới vị khấc 2 (khấc cuối) (kim giây sẽ tự chuyển về vị trí 12h)
- Quay núm vặn nhẹ theo chiều thuận kim đồng hồ để tăng 1 phút
Quay núm vặn nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ để giảm 1 phút
Quay núm vặn 1 vòng lớn thì sẽ chuyển sang chế độ quay tự động, muốn ngừng chế độ quay tự động thì quay nhẹ ngược lại chiều là sẽ ngừng - Nếu giờ quay sang 0h của ngày mới, sẽ tự chuyển lịch thứ và ngày sang ngày tiếp theo
- Điều chỉnh xong thì ấn vương miện về vị trí 0, kim giây đồng hồ sẽ chạy lại bình thường
Do nó không có hiện cụ thể đang là giờ AM hay PM, nên cách chỉnh giờ chính xác nhất là cứ cho nó chạy tự động, tới vị trí 12h, thấy có qua ngày mới không? nếu qua thì ta xác định được đang là 0h AM, còn nếu không đổi ngày mới thì biết đang là 12h PM
5. Điều chỉnh thứ, ngày, tháng, năm
- Tháo nút vặn vương miện (crown) ra kéo 1 nấc ra để tới khấc 1 (kim giây lúc này sẽ hiện thị tháng và năm)
-
Nhấn và thả nút A để thay đổi chỉ định được hiệu chỉnh
Mỗi lần bạn nhấn nút A, mục tiêu sẽ thay đổi như sau: ngày → ngày trong tuần → năm / tháng
Khi ở vị trí nào, nó sẽ chuyển động rung nhẹ nhàng vị trí đó để bạn biết đang điều chỉnh ở đó
Quay núm vặn theo chiều thuận kim đồng hồ để tăng
Quay núm vặn theo chiều ngược kim đồng hồ để giảm -
Năm / tháng được quản lý chung theo kim giây nên khá khó hiểu, cụ thể Citizen quản lý phần tháng theo 12 số chỉ giờ, kiểu tháng 1 là đúng vào vị trí 1h, tháng 2 là vị trí 2h, tiếp theo vị trí giờ, họ tách tách ra làm 4 điểm để quản lý năm (đúng vị trí giờ gốc là năm nhuận, các năm tiếp theo của năm nhuận là vị trí 1-2-3)
Cụ thể như thời điểm mình viết bài này, là thứ 3, ngày 1, tháng 11, năm 2022
Trong đó năm 2020 là năm nhuận, nếu là tháng 11 thì sẽ là vị trí gốc của 11h, năm 2022 sẽ là năm thứ 2 tính từ năm nhuận, nên sẽ là vị trí thứ 2 của 11h, nếu là tháng 11 năm 2023 thì sẽ là vị trí thứ 3 ở 11h - Điều chỉnh xong thì ấn vương miện về vị trí 0, kim giây đồng hồ sẽ chạy lại bình thường
Phần điều chỉnh tay thì mình viết cho vui mồm là chính, chủ yếu nhất là cái vị trí tham chiếu thôi, còn bản này có tự động đồng bộ, điều chỉnh thủ công làm gì cho mệt người
Bạn nào thích chỉnh tay thì đọc thêm help từ hãng hé, cũng rất đơn giản, mình cũng đã lược dịch ở trên một ít, thích ngâm cứu chi tiết hơn thì có thể coi hướng dẫn ngày xưa, họ làm thành 1 cái file hơn 30 trang, giải thích chi tiết và hướng dẫn sử dụng rất nhiều thứ khác về con đồng hồ nữa, bạn nào rảnh thì có thể đọc để biết thêm 😀
Đây là tính năng mình thực sự tiếc, vì mã này chỉ bắt được sóng từ trạm phát tại Nhật
Trong trường hợp bạn thích tính năng Radio Controlled mà muốn sử dụng được tại Việt Nam, thì có thể chọn các dòng đồng hồ mã khác cho thị trường quốc tế, có thể bắt được sóng từ trạm BPC tại Trung Quốc
Không chắc lắm ở HCM bắt được không, còn ở Hà Nội sát Trung Quốc, lý thuyết chắc là thấy sóng 😀
3.Vỏ và dây bằng titanium, được xử lý bề mặt bằng công nghệ Duratect DLC (tạo ra màu xám rất đậm gần với màu đen)
Nhìn bình thường, mình nghĩ nên gọi vỏ nó màu đen, lý do mình gọi màu này là xám rất đậm, gần với màu đen, là vì khi so với 1 sản phẩm khác màu đen, sẽ thấy có sự chênh lệch nhất định, phần vì khi ra nắng, nó cũng chuyển sang màu xám rõ rệt hơn
Thuần túy về màu, mình nghĩ họ giảm nhẹ màu đen xuống một tẹo, ra được màu xám thật đậm thì hợp gu mình hơn, có điều màu xám đen của bản này, theo mình cũng ổn, không xấu
Chất liệu titanium nguyên chất, gọi là grade 2, thực tế nó rất mềm, dựa vào thang do độ cứng HV, bạn sẽ thấy nó còn thua cả thép không rỉ 316L thông thường, còn titanium grade 5 là được pha thêm 1 số chất khác vào, sẽ cứng hơn thép 1 chút, có điều mình thấy gần như va chạm kiểu thông thường như đập tay vào cửa, cạnh bàn …. thì cũng xước băm xước bổ cả
Để khắc phục chuyện này, Citizen nghiên cứu 1 công nghệ làm cứng bề mặt độc quyền, họ gọi là Duratect, tên chung khi PR hãng dùng là Super Titanium (trong đó họ lại tách ra thành nhiều nhánh phụ như Duratect DLC, Duratect TIC, Duratect PTIC, Duratect Gold, Duratect MRK, Duratect α … mỗi kiểu lại cho ra 1 độ cứng khác nhau)
Mới nhất hình như là công nghệ Duratect DLC Blue, về cơ bản nó sẽ giữ được tính chất của Duratect DLC nhưng tạo ra màu xanh khá độc đáo
Tuy thế nói sao thì nói, nó cũng chỉ là công nghệ làm cứng bề mặt, chứ không phải làm cứng bản thân chất liệu titanium, hiểu đơn giản nó giống chuyện các chị em sơn móng tay, móng chân, để bảo vệ bề mặt móng 😀 phía ngoài cứng chứ thật ra bên trong mềm nhũn 😛
Duratect DLC trên AT6085-50E, giúp tăng độ cứng bề mặt gấp 5-7 lần (1200-1400 Hv) thép không rỉ 316L thông thường, đúng là dựa vào độ cứng của thép ~200 Hv thì Citizen quảng cáo không sai, có điều nói nghiêm túc thì cách quảng cáo này nó khá dễ gây hiểu lầm, tại chúng ta sẽ rất dễ hiểu cứng gấp 5-7 lần nghĩa là chống xước gấp 5-7 lần 😀
Citizen có nói thêm là lớp phủ này rất bền và rất mịn khi chạm vào, Citizen thậm chí còn phát triển công nghệ Duratect α, giúp độ cứng bề mặt của titan, ngang gần với gốm và kính sapphire, mỗi cái các dòng này thì phần lớn giá cao lắm 😀
Dựa vào độ cứng Hv thì nó cũng khá dễ hiểu, tuy thế theo nhiều người dùng, các phiên bản nội địa Nhật (JDM), Duratect của họ hiệu quả hơn so với các bản bán ở quốc tế, đây có lẽ luôn là vấn đề của người Nhật, các sản phẩm tốt nhất của họ, luôn chỉ bán cho chính họ
Có lẽ cảm thấy chưa đủ phức tạm, Citizen trên chính phiên bản vỏ xám mặt số đen (PMD56-2952), họ có bổ xung phần viền màu đen là Duratect DLC (vị trí mũi tên đỏ trong ảnh) mình có xem khá nhiều ảnh về phiên bản PMD56-2952, cũng không thấy ai dùng mà phần viền này bị trầy cả, đa phần chỉ trầy phần vỏ hay dây (vị trí mũi tên màu xanh) chắc cũng vì thế, mà bản PMD56-2952 giá cao hơn so với 2 bản có mặt số màu xanh khác
Khi coi các khách mua hàng review, họ đều nói dùng 1-2 năm, ngoại hình gần như mới, trầy xước chỉ 1 tẹo ở phần dây khóa, tuy thế khi sang Amazon Nhật, xem 1 số khách review, cụ thể là ở mã PMD56-2951 (mặt số màu xanh lá cây), sau 10 năm thì nó cũng móp méo, xước sát băm bổ, không khác gì thép thông thường cả
Vài sản phẩm dùng cùng công nghệ Duratect DLC, sau nhiều năm thì cũng nát bét, nói chung lớp phủ DLC này khi nó bị xước rồi thì xấu hơn rất nhiều so với thép thông thường, chưa kể thép nếu trầy nhiều , vác ra đánh bóng lại được 😛 titan thì mình cũng thấy trên các hội nhóm, có mua ít chất đánh bóng về, đánh cũng sáng bóng, giảm trầy xước hơn thật, có điều bản này dùng qua 1 lớp phủ, nên khoản đánh bóng lại không cõ có ăn thua gì không
Sau khi tham khảo các nguồn, mình cũng không quá trông chờ gì ở mấy công nghệ kiểu này, cơ mừ mình vừa cầm sản phẩm được tầm nửa ngày, không rõ va chạm kiểu gì, đã thấy có 1 vết xước ở vị trí 11h, chỗ viền được làm dạng bóng, vết xước lộ khá rõ khi gặp ánh sáng 😀 dùng thêm ít ngày khi tháo ra, tháo vào thay các loại dây, thấy có thêm ít vết xước chỗ ngàm lug
Trong khi đó mình có dùng 1 con Seiko 5, dùng thép, cũng phủ 1 lớp DLC tạo màu đen, dùng cả tháng, cường độ y chang, cũng tháo ra tháo vào đổi dây các kiểu, lại không hề có bất cứ vết xước nào
Seiko không hề quảng cáo quá nhiều liên quan tới các công nghệ về lớp phủ bảo vệ hay độ cứng gì đó, nhưng mình thấy sử dụng hàng ngày tác dụng chống trầy xước tốt hơn Citizen
Sau khi ngồi ngẫm lại, thì mình cũng đã lý giải được sao vị trí 11h lại có 1 vết xước, hóa ra ngay lúc vừa nhận hàng, mình đã tháo luôn sợi dây đi kèm ra, ngồi coi lại vị trí ngàm, thì thấy đúng là nếu đẩy không khéo, cái ngàm nó cạ vào phần viền ở vị trí 11h thật, chắc do thế nên trầy 1 chấm 😀 vị trí ở phần ngàm thay dây thì tháo ra nhiều lần, đẩy chốt các kiểu cũng bị ít vết xước, cũng rất dễ lý giải
Chung quy thì các vết xước hiện tại, gần như đều là do dây khóa chạm vào vỏ làm trầy, còn ở thao tác sử dụng hàng ngày, chưa thấy phát sinh thêm vết xước hay trầy nào thật
Để kiểm chứng lại về độ bền của bản AT6085-50E (sử dụng Duratect DLC), mình có search thêm 1 số thông tin từ khách mua khác, có điều do bản này vừa ra mắt 2021, nên cao nhất cũng chỉ dùng 1 năm là kịch, theo 1 người khách đã dùng hơn 8 tháng, thậm chí vị trí nắp khóa, là vị trí tiếp xúc trực tiếp với mặt bàn …. cũng gần như không có vết xước nào, các bản khác dùng Duratect thường, đa phần vị trí này sẽ bị xước
Có điều khách này cũng bị tình huống như của mình, nó sẽ rất khó trầy, khi tiếp xúc thông thường, nhưng khi dây khóa hay vỏ, chúng tự va chạm với nhau, thì …. toang hoác =)) đúng nghĩa đen là chỉ có kim cương mới có thể cắt kim cương, Duratect DLC chỉ có thể trầy khi tiếp xúc với Duratect DLC =))
Ý này mình nói dài dòng 1 tí, vì bạn phải trả thêm hơn $100 cho cái công nghệ Duratect DLC này, nên ít ra nó phải có tí giá trị thực tiễn nào đó, tạm thì mình cũng đồng tình, Duratect DLC có hiệu quả trong việc hạn chế trầy xước hơn so với Duratect thường
Chất liệu titan ngoài chuyện nó nhẹ hơn ~30-40% so với thép, hạn chế rỉ sét do mồ hôi, nước biển, cũng hạn chế nhiễm từ, hạn chế gây dị ứng da, nó còn có tác dụng khá tốt liên quan tới nhiệt độ, kiểu bạn có ra nơi nhiệt độ cao như ngoài nắng gắt hay trong phòng lạnh 23 độ C, nó cũng không quá nóng hay quá lạnh như trên thép, các vết xước, theo thời gian, nó cũng sẽ bị oxy hóa, mờ dần, cũng ít thấy bằng mắt thường hơn
4. Kính sapphire hình cầu (với lớp phủ chống phản xạ bên dưới)
Mình có dùng qua 1 vài dòng đồng hồ microband sản xuất sau này, dùng sapphire dạng hộp, kiểu họ sẽ vác 1 miếng sapphire to đùng, dày cui ra, cắt, tỉa, bo cạnh, tạo độ khối ở phần kính, có thể là làm lồi cả mặt trên lẫn mặt dưới, hoặc lồi mặt dưới, phẳng mặt trên, giúp sản phẩm nhìn rất đẹp về mặt thị giác và quan sát rất dễ ở nhiều góc độ
Về chất lượng kính của bản này, mình không rõ họ thiết kế theo kiểu đó không, hãng họ không ghi quá cụ thể, mình cũng không quá rành, nên cũng không chắc lắm về ý này, có điều xem khá nhiều ảnh review các phiên bản ra mắt từ 2007, thì đều thấy mặt kính gần như vẫn hoàn hảo, không trầy xước hay gì cả
Độ cao của nó khá thấp, chỉ tăng lên tầm 0.5mm so với mặt phẳng, các dòng sapphire dạng hộp đa phần sẽ cao hơn tầm 1-1.5mm lận
Chất lượng hiển thị theo mình là không có gì phàn nàn, mặt kính trong trẻo, chống phản chiếu cũng khá tốt ở điều kiện ánh sáng vừa tới mạnh, còn ở điều kiện vào phòng có nhiều đèn, từ màn hình máy tính, đèn bàn cho tới đèn tuýt … phản chiếu ánh đèn cực kinh, thì cũng khá chói ở 1 số góc độ, ơn trời là nó chỉ bị chói thôi, không tới mức bị lóa 😀 quan sát giờ ở góc độ bình thường ổn, không có vấn đề gì
Về lớp phủ chống phản xạ thì có vẻ bản 2021 có vẻ họ dùng lớp phủ màu clear (trong suốt) ở các bản cũ mình thấy dùng lớp phủ hơi xanh thì phải
Các vấn đề khác như bám vân tay, mồ hôi trên mặt kính thì con nào cũng bị cả, mà mình thấy có thêm lớp phủ chống phản chiếu, cũng đỡ hơn kha khá, có điều do bản này mặt số cũng đen, vỏ hay dây cũng đen, nên gạt tàn thuốc hay bụi màu trắng bay vào, lộ ra khá rõ 😀
Về lý do tại sao Citizen dùng kính hơi lồi, sẽ làm biến dạng mặt số ở 1 số góc độ nhất định, mình nghĩ 1 phần là vấn đề thẩm mỹ, nhìn cho đẹp 😀 1 phần để giúp hạn chế trầy xước phần viền, kiểu khi đi chuyển, tay vung vẩy, đập vào cửa, bàn, ghế …. kính cao hơn nên đỡ đập vào cạnh viền hơn, không chắc thiết kế này có giúp cho chuyện ánh sáng vào bề mặt nhiều hơn, giúp sạc năng lượng tốt hơn không
Tổng thể thì theo mình chất lượng kính của bản này ở mức không bị chửi là phò, đủ dùng ở điều kiện thực tế sử dụng thôi
5. Chống nước 20 ATM (có thể rửa tay, tắm, bơi, thậm chí là lặn ở độ sâu vừa phải)
Thông số chống nước dòng này lên tới 20 bar, cơ mà mình thấy 20 bar, mà không đi kèm chuẩn iso nào, thì không có ý nghĩa, làm màu cả, thực tế để đạt được chống nước 20 bar, ở các bài test người ta sẽ phải đẩy lên 25 bar lận, nếu thích, thì hãng có thể ghi lên chống nước 25 bar, đéo ai cãi được vì không đơn vị thứ 3 nào kiểm định cả
Thường khi chống nước cao hơn 10 bar, là có thể dùng để lặn, mà cái này liên quan tới vấn đề về sức khỏe, tính mạng, nên cần kiểm tra, kiểm định khắt khe, đang bơi lặn mà đồng hồ vào nước, không xác định được thời gian bình oxy còn lại thì có mà vỡ mồm 😀
Có điều mình nghĩ đa phần dùng mấy dòng này, hoạt động dưới nước kiểu lướt ván, lặn chơi chơi kiểu ngắm san hô là kịch 😀 thành ra 20 ATM theo mình là 1 con số rất an toàn
6. Chống dị ứng niken, chống từ tính 4800A/m, tương đương với tiêu chuẩn ISO 764, chức năng phát hiện sốc, tự động hiệu chỉnh kim khi va chạm
Đây là chuỗi 3 trong 1 hệ thống bảo vệ mà Citizen gọi là Perfex
Do vỏ dùng titanium, nên lý thuyết nó sẽ không gây dị ứng cho da, có điều do Citizen dùng rất nhiều công nghệ khác nhau trên lớp phủ (gọi chung là Super Titanium), thực tế thứ tiếp xúc với da người, là cái lớp phủ này chứ không phải là titanium nguyên chất
Mà lớp phủ này thì Citizen ghi cũng khá lung tung, đa phần họ chỉ ghi thành chống dị ứng niken, thực tế thì mình vẫn thấy có 1 số người da quá nhạy cảm, vẫn bị dị ứng trên Super Titanium, kiểu người dùng ra biển tắm nắng, làm da bị lột, mà họ đeo dây chặt quá, nó hằn vào da, làm mẫn đỏ lên, nói chung xác xuất này cực nhỏ, nói cho vui, không đáng để quan tâm, hay tìm hiểu sâu làm gì
Hiệu xuất chống từ tính loại 1, là tiêu chuẩn có thể đưa đồng hồ tới gần 5cm với thiết bị tạo ra từ trường trong đời sống thực, có thể chịu được từ trường là 4800A/m, ở mức này thì nó tương đương với tiêu chuẩn ISO 764, ngắn gọn dễ hiểu thì mức chống từ này cũng chỉ là mức cơ bản, dùng bình thường thôi
Để dễ nhớ thì do dùng chất liệu vỏ titan, bộ máy thạch anh, nên bản thân cũng hạn chế rất nhiều vấn đề từ tính rồi, bạn cứ dùng thoải mái, trừ trường hợp nhu cầu bạn tiếp xúc với các loại máy móc thiết bị kiểu trong phòng thí nghiệm, công xưởng đặc thù, còn nếu chỉ sử dụng ở thời sống thực, kiểu tiếp xúc tivi, tủ lạnh, loa, máy tính, bếp tự này nọ ….. thì không cần quan tâm nhiều tới vấn đề này
Thực tế mình dùng hàng ngày khoảng gần 10 ngày nay, khi không đeo mình còn để nó sát cái loa máy tính, cạnh cục sạc điện thoại luôn, tạm thì chưa thấy sai số 1 giây nào cả
Hãng cũng có bổ xung công nghệ chống sock, kiểu theo họ trong lúc vận động quá mạnh, có thể làm lệch các kim, nó sẽ tự so sánh giờ trong bộ máy và giờ kim đang hiển thị, thấy sai thì tự điều chỉnh lại, vụ này thì mình cũng chưa gặp để biết nó có thực sự hiệu quả không
7. Lịch vạn niên bao gồm thứ và ngày ở góc 3h
Ban đầu mình tưởng họ quản lý theo năm cụ thể như các dòng Casio lúc nhỏ mình dùng, sau mới hay bộ máy H100 chỉ quản lý 4 năm thôi, kiểu năm nhuận tính là năm đầu tiên, đặt là vị trí 0, 3 năm tiếp theo của năm nhuận được đặt là 1,2,3.
Ngày của tháng 2 họ sẽ set theo năm đặt ở vị trí 0,1,2,3, nhờ cách quản lý này, lịch sẽ luôn chính xác các tháng cho tới năm 2100
Đây là 1 tính năng theo mình là rất hữu ích, kể cả không tự động đồng bộ, bạn cũng không cần phải chỉnh lại ngày thứ ngày như các mã không có lịch vạn niên
8. Núm vương miên dạng vặn, cải thiện khả năng chống nước và va chạm
Ý này thì lúc nói về ngoại hình ở trên, mình có nói sơ qua rồi, cá nhân thì mình cực thích núm vặn có ren khóa, ngoài chuyện chống nước tốt hơn, nó sẽ hạn chế tối đa chuyện tự bật ra khi sử dụng, bản này Citizen còn làm thêm cái ngàm bảo vệ, ngoài chuyện bảo vệ núm vặn này, nó cũng có tác dụng hạn chế ấn nhầm vào các nút A và B, rất an toàn khi sử dụng
Ở các dòng đồng hồ thợ lặn, mình thấy nhiều hãng còn chưa thiết kế chắn chắn tới cỡ này, bản này thuộc dòng Promaster Land (dòng dùng ở mặt đất của Citizen) mà họ làm tới thế thì tiêu chí an toàn bền bỉ cao thật
Vấn đề ngoại hình thì tùy quan điểm, có thể 1 số bạn sẽ thấy hơi thô, cục súc quá đáng 😀 một số bạn lại thấy đẹp, cá nhân thì mình hài lòng với thiết kế này
9. Made in Thai Lan
Thông thường các sản phẩm nội địa Nhật, sẽ được làm tại Nhật luôn, tuy thế phiên bản 2021 này, chắc do vấn đề chi phí, họ sản xuất tại Thái Lan, sau đó lại chuyển sản phẩm về lại Nhật, rồi bán tại thị trường Nhật, khá là lằng nhằng cho cách vận hành này
Thích kinh tế hơn, tại sao không làm ở Trung Quốc, gần hơn, chi phí nhân công và vận chuyển, thuế má rẻ hơn hẳn, làm tại Thái giảm được bao nhiêu chi phí mà phiền phức thế nữa
Dù hãng nói làm tại nước nào, cũng vẫn phải theo tiêu chuẩn của hãng, chất lượng tương đương, có điều thực tế, Made in Japan, hay nội địa Nhật, nó vẫn là một cái gì đó tạo niềm tin của khách hàng nhiều hơn, thiệt là khi mình xem dòng sản phẩm này, thấy hàng nội địa Nhật, mình cũng có nhiều sự tin tưởng hơn 😛
Mỗi cái sau khi thấy khách review các mã làm tại Nhật, cũng lỗi hoàn thiện be bét, nên mình cũng không còn quan trọng sản phẩm làm tại đâu nữa, ý này nói cho vui mồm là chính 😀
10. Giá
Citizen theo tiếng Anh có nghĩa là người dân, với hàm ý bất kì ai cũng có thể sở hữu dễ dàng, nói đơn giản Citizen hướng tới giá bình dân, phổ thông đại chúng
Thành ra khi nói tới giá, cũng khá kăng thẳng, hãng niêm yết giá bán lẻ là ~¥99,000, giá bán thực tế hiện tại được giảm đi 30% còn ¥70,000, mà yên Nhật trong năm 2022 giảm kỉ lục trong 32 năm qua, ấy thế mà thời điểm mình làm clip quy ra thì cũng ~ $454, tới tay bạn tại Việt Nam, đủ các loại chi phí thì ~ 12tr-12tr5, các bản màu khác thì rẻ hơn, giá từ $330 -> $350, bản AT6085-50E thêm lớp phủ DLC vào mà tăng lên ~ $100 thì theo mình cũng khá chát
Tính năng đắt tiền nhất của dòng này, là tự động đồng bộ giờ theo trạm phát tại Nhật, nó chỉ có tác dụng ưu việt nếu bạn sống tại Nhật, còn sống ở nước ngoài, thì coi như là cập nhập …. thủ công, riêng tính năng này, đã đội giá sản phẩm lên ~ $100 là ít
Thực tế vài dòng đồng hồ khác mình xem, cũng của Citizen, nằm trong seri BM8560 tính năng và chất liệu khá tương tự, thậm chí còn mỏng hơn, nhưng không có cái đồng bộ Radio Controlled, lớp phủ DLC và lịch vạn niên giá chỉ tầm $150-$180
Thêm vào đó, dù con mình nhận được trên tay, không gặp lỗi gì quá lớn liên quan tới hoàn thiện, nhưng tỷ lệ khách phàn nàn hoàn thiện có vấn đề ở dòng này cũng không ít, mua từ Nhật về rủi ro vận chuyển cũng có, trong trường hợp đổi trả, bảo hành cũng khá phiền phức
Vì bản này nội địa Nhật, nên mình cũng mặc định coi như là không quan tâm bảo hành, tuy thế khi xem lại thì Citizen bảo hành ngắn quá, cụ thể mã này chỉ bảo hành 1 năm, nếu mua trực tiếp ở Nhật, đăng kí thêm cái My Citizen thì tăng lên thành bảo hành 2 năm, trong khi mua từ các cửa hàng khác tại Nhật, họ bảo hành cho hẳn 5->7 năm, thậm chí các cửa hàng bán đồng hồ Citizen chính hãng tại Việt Nam, đa phần chỗ nào cũng bảo hành cho khách 5 năm cả, Citizen chỉ bảo hành chính hãng 1-2 năm thì củ chuối quá 😛
Trong trường hợp bạn thích mua kinh tế hơn, hoặc thích màu khác có thể chọn các bản mặt số màu xanh lá cây hoặc xanh nước biển, giá tầm 8tr5-9tr, hoặc mua 2nd từ yahoo =)) bà kon Nhật lên yahoo thanh lý đông lắm, đa phần giá giảm xuống, còn cỡ ¥30,000 ~ 5tr vnđ
Sau khi đặt xong thì mình có sang taobao, hóa ra cũng có nhiều shop nhập về cho khách tại Trung Quốc, nếu bạn mua qua taobao thì tính ra chi phí rẻ hơn, mỗi cái giao hàng lúc này thành 2 chặng, Japan -> China -> Việt Nam, có khi ~ 1 tháng mới nhận hàng, khá lâu so với chuyện mua trực tiếp từ Nhật về Việt Nam, tầm 5-14 ngày là nhận hàng rồi
Cụ thể mình sẽ để các link mua hàng cho các bạn tham khảo
Fado: mua áp code giảm giá đa phần ~ 12tr5
Taobao: mua qua các dịch vụ trung gian, giá tầm 11tr8
Về các tính năng, thì mình nói ngắn gọn, là 10/10, hài lòng
Về giá thì mình mạnh dạn cho 6/10, vì theo mình giá Citizen đề xuất cao, giá tới tay khách tại Việt Nam cũng cao,
Còn tất nhiên, mấy anh Nhật mua được giá chiết khấu tốt, bảo hành ngon, tính năng chạy đầy đủ, nói giá xứng đáng thì mình không bàn, tại đúng là thế thật :]]
Trên tay và các loại dây khác nhau:
Trên cổ tay, nó rất đơn giản, không quá hấp dẫn hoặc phô trương, vỏ và đây đồng hồ gần như không phản chiếu, phần kính rất sáng và trong, màu sắc các số chỉ giờ màu vàng nhạt, kết hợp kim phút và giờ cũng màu vàng nhưng có vẻ pha tí xanh oliver, cho ra màu vàng nhạt hoặc xanh oliver (tùy điều kiện ánh sáng) kim giây màu đỏ trên nền mặt số màu đen, tạo cảm giác khá thanh lịch và tinh tế, màu sắc rất dễ chịu, trong trường hợp thích sang trọng, huyền bí hơn, có thể thay bằng dây da Shell Codovan màu đen, chỉ đen cũng khá ổn 😀
Sử dụng nhiều loại dây khác nhau, thì mình thấy cũng không hẳn là xấu hay đẹp, khá trung tính, nếu cho điểm thì mình xin cho điểm khắt khe ở phần này, 6 trên thang điểm 10 😀 tại mình thử các loại dây gắn ngoài vào, vẫn không thấy quá hài lòng loại dây nào cả 😀
Kết luận
Mình thì do nhu cầu, cần vỏ titan, lịch ngày và thứ ở góc 3h, mặt số Ả Rập, nhỏ hơn 40mm, kính sapphire thành ra seri này là sự lựa chọn duy nhất, còn không sẽ có rất nhiều mã khác, hoàn thiện và giá cả tốt hơn
Sau khi nhận hàng, dùng khoảng 1 tháng, tạm có thể đánh giá sơ bộ, đây đúng là 1 sản phẩm đồng đồ rất thực dụng, mọi thiết kế, tính năng của nó, đều hướng tới sự đơn giản, chính xác, bền bỉ và quan sát dễ dàng
Ưu điểm rõ rệt nhất mà phần lớn mọi người đều đồng tình, vẫn là rất nhẹ và dễ quan sát ở mọi điều kiện sử dụng
Nó không quá lớn, cũng không quá nhỏ, chê dày thì hơi tội, nhưng lại rất xa với thứ gọi là mỏng, cảm giác trên tay chung quy là vừa phải, bề mặt hoàn thiện màu xám đậm nên về cơ bản khá trung tính, có thể bạn không thích, nhưng khá ít ai ghét màu này, gần như có thể hợp được với mọi loại trang phục hoặc điều kiện sử dụng, thêm vào đó vỏ và dây làm bằng titanium, một chất liệu nhẹ tự nhiên, giúp bạn có thể thể sử dụng trong thời gian dài mà không thấy khó chịu
Lume của nó cũng rất ổn, từ nơi chỉ có ánh sáng nhẹ như đèn phòng, di chuyển sang nơi tối hơn, nó vẫn đủ sáng để bạn có thể nhìn rõ ràng các thứ
Tính năng nhiều nhưng đều vô cùng thiết thực, Eco-Drive, Super Titanium, Radio Controlled, chống nước 20 ATM, kính sapphire, lịch vạn niên …. không hề có cái gì là thừa thãi, thiết kế cực kì chắc chắn, hoàn thiện mặt số, kim cọc tốt, màu sắc thẫm mỹ, bề mặt vỏ láng mịn, ngàm khóa dây mở rộng thiết thực, linh kiện có độ bền cao, rất nhiều khách hàng đã dùng 5-10, thậm chí 15 năm, vẫn hoạt động bình thường mà không cần thay pin hay bảo dưỡng thêm gì cả
Thứ đáng tiếc nhất có lẽ là tính năng Radio Controlled không sử dụng tự động khi ở Việt Nam, vài khuyến điểm khá nhỏ khác, mình đã có nhắc ở trên, nhưng hoàn toàn có thể thích nghi dần khi sử dụng thực tế hàng ngày
Dây đi kèm dùng cũng rất ổn ở phần lớn các điều kiện sử dụng, hơi tiếc xíu là nó không có ngàm tháo nhanh, cá nhân thì mình đổi sang dùng dây da, cho thoải mái và nhẹ hơn
Nếu họ bỏ đi được các chi tiết thừa trên mặt số (các dòng chữ radio, titanium, eco drive) và giảm độ dày xuống ~ 10mm, kim cọc thay bằng dòng kim khác nhọn đầu hơn, giúp tăng thêm khả năng quan sát và thẫm mỹ, phần thứ trong tuần chỉnh cho về giữa lại 1 xíu, font lịch đổi sang font khác cho đẹp hơn, Radio Controlled dùng được cho quốc tế, thì mình nghĩ nó có thể rất gần với sự hoàn hảo mình mong muốn
Mình nghĩ nếu bạn nào mua được con 2nd, giá cỡ 5tr tình trạng còn mới tại VN, thì nó thực sự là 1 món hời, rất đáng mua, còn trong trường hợp mua mới, trực tiếp từ Nhật, thì tùy nhu cầu của mỗi người, vì không nhiều người mình quen chịu bỏ ra hơn 10tr mua 1 sản phẩm đồng hồ …. chạy pin, thương hiệu Citizen đâu 😀
Tuy thế, nói sao thì nói, đôi lúc bạn sẽ thấy nó thực dụng quá, không tạo cho bạn sự thú vị khi sử dụng, nó cũng không tạo sự chú ý cho ăn mặc, nhiều người có thể thấy nó tầm thường về mặt thị giác, hoàn thiện cũng không có điểm gì đó kinh ngạc, nó đơn giản chỉ là một cái đồng hồ hoạt động đúng nghĩa là để xem giờ 😀 thành ra mình nghĩ, những người trẻ, rất khó để thích hay ấn tượng mẫu này, đa phần những người chọn dòng này, mình thấy toàn các cụ sắp …. nghỉ hưu, còn không bét nhất cũng 30-40 tuổi cả 😛
Nếu chỉ đánh giá ngắn gọn, thì tôi thích nó 😀
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Đây là khái niệm mình bổ xung, không liên quan tới nội dung về bài viết lắm, ở trên mình cũng có nói, khá nhiều người dùng, cứ gào kiểu khi đồng hồ chạy, kim giây nó không chạm chính xác vào các vạch chỉ phút, và họ không thể chịu được chuyện này 😀 thường mọi người hay gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Steve Jobs, chủ tịch trước đây của Apple cũng mắc chứng bệnh này, kiểu sản phẩm làm ra mà bị lệch, không cân bằng, là nhìn vào chịu không nổi, vài tay bạn của mình cũng gặp vụ này khi thiết kế hay nhìn các font chữ, nói chung đây là 1 thứ khá khó lý giải, liên quan tới cảm giác nhìn của mỗi người 😀
Mình thì không gặp vấn đề quá lớn về khoản này, cơ mừ minh lại cực kì cọc, khi nhìn thời gian đồng hồ chạy, bị lệch đi 5-10 hay 30s so với thời gian thực tế, thành ra mình hoàn toàn không lý giải được, chuyện dùng đồng hồ cơ, thời gian bị lệch nhiều thế, mà bà con lại mặc định coi đó là chuyện bình thường :]]
Cụ thể thì trước khi viết bài này, mình cũng có mua đâu tầm 3 con đồng hồ cơ, mỗi cái khi nhìn giờ qua đồng hồ, xong nhìn lại giờ trên máy tính, điện thoại, thấy nó lệch, là lại cọc như thú =))
Thành ra sản phẩm này, không hẳn là mình hoàn toàn hài lòng về mọi thứ, nhưng khi nhìn, lại thấy dễ chịu, ít nhất là khi sử dụng, mình sẽ luôn tự tin, là nó đang chạy chính xác và hoàn hảo về thứ ngày và giờ giấc 😀
Các vấn đề khác, về sự chính xác, sai số, độ bền khi sử dụng lâu dài sau 5-10 năm, mình sẽ cập nhập thêm nếu còn nhớ tới bài này 😀
Credit: một số hình ảnh demo trong bài được lấy từ diễn đàn watchuseek.com, Amazon Japan hoặc google :]]
Chính sách bình luận: Chúng tôi rất trân trọng các bình luận của bạn và cảm ơn thời gian bạn dành để chia sẻ ý tưởng và phản hồi.
Ghi chú: Những bình luận được xác định là spam hoặc chỉ mang tính quảng cáo sẽ bị xóa.
• Để cải thiện trải nghiệm bình luận, chúng tôi khuyến khích bạn tạo một tài khoản Gravatar. Thêm avatar vào tài khoản Gravatar sẽ giúp bình luận của bạn dễ nhận diện hơn đối với các thành viên khác.
• ✂️ Sao chép và 📋 Dán Emoji 💪 giúp bình luận thêm sinh động và thú vị!