Trong thời gian đú đởn nuôi cá, tép, mình thấy có khá nhiều kiến thức bạn cần đọc, tuy thế, nó rất rộng và phần lớn rất chung chung, và thường nó có thể đúng với người này, lại không đúng với người khác, do 1001 các lý do phụ khác ảnh hưởng, và phần nhiều người chơi họ đều không hiểu, nói chung nó rộng quá, chuyện không hiểu hết là quá bình thường, thành ra người chơi sau cũng bị loạn, ở bài này, mình cố gắng tổng hợp lại các kiến thức mà mình nghĩ nó là cơ bản, và tối thiểu, nó sẽ đúng về mặt lý thuyết hoặc ít sai nhất có thể 😀 chắc 5-10 năm nữa, nó vẫn sẽ bị sai, vẫn cần cập nhập thôi, có điều vẫn cứ viết, để thi thoảng coi lại còn nhớ là chính 😀
Tạm mình sẽ làm thành các phần, phần nào viết tới đâu, nhớ tới đâu, thì mình viết tới đó
1 kích thước khác là bể 60 theo chuẩn của ADA 60 x 30 x 36 dày 6mm, kích thước này ban đầu mình chê hơi thấp, tuy thế giờ nghĩ lại, nuôi Tép, có khi dùng kích thước này phù hợp hơn 😛 kích thước dài rộng cao nó khá cân đối, dày 6mm nó cũng thẫm mỹ hơn các loại kính quá dày và quan trọng là đám tép, đa phần nó bơi ở dưới đáy hoặc chỉ ngang ngang bể, rất hiếm khi lên mặt nước, thành ra cũng không cần bể quá cao
Chắc sau mình cũng sẽ làm 1 bể kích thước này xem thế nào :]]
Nước thì 99% anh em nuôi tép đều khuyến cáo là dùng RO, vì tép nó nhạy với nước lắm, dùng nước máy gần như rất khó xử lý tình trạng tép chết lai rai, không sinh sản tốt, có điều ở bể này, mình đang đổ thẳng bằng nước máy :]]
Đổ nhẹ, từ từ, để không làm lún nền và bay cái đống vi sinh Microbes ở giữa bể là được 😀
4. Thêm vi sinh
1 ống Prodibio BioTrace và 1 ống Prodibio BioDigest
2 nắp Prime và 2 nắp Stability
Bước này chỉ bổ xung vi sinh giúp nước trong nhanh hơn và từ từ sạch dần lên, nếu bạn dùng nước RO rồi thì cũng không cần thiết dùng thêm Prime (khử độc nước) làm gì nữa, các loại vi sinh khác thì bạn có loại nào dùng loại đó, cũng không quá quan trọng, vì vi sinh tự làm nhiều bạn đang bán, hiệu quả vẫn rất tốt
5. Chạy lọc
Xong xuôi hết thì bạn chạy lọc, thường bể tép anh em hay dùng thêm loại lọc vi sinh, nó có tác dụng thay sủi oxy nữa, tuy thế mình không thích xài cái lọc đó, mình xài lọc thùng thôi 😀 tất nhiên, bạn nào thích thì cứ chạy cả lọc thùng lẫn lọc vi sinh, chẳng ai chê VLL nhiều hay chê nhiều lọc là thừa cả 😀
Để an toàn khi nuôi tép, thì tối thiểu bạn nên để chạy lọc tầm 7 ngày (recommend là 3-4 tuần cho an toàn) có thể dùng thêm sủi oxi khi chạy lọc setup, để giúp tăng PH, vì khi tăng PH thì vi sinh sẽ phát triển nhanh hơn, mà vi sinh phát triển nhanh thì nước sẽ mau trong và sạch, ổn định bể sớm hơn 😀
Có điều mình đang chưa dùng thêm sủi oxy ở bể này, ờ, tại không có cái sủi oxy nào thừa ở đây cả 😛
Khác với các bài setup bể cá, bể thủy sinh, riêng bể tép xài vi sinh như trên, không cần thay nước khi chạy lọc ở bước setup, cứ để nó chạy như thế là đủ, vui thì bật đèn lên cũng được, không thì cứ để chạy không thế là đủ, bể thủy sinh thường phải thay nước 10-20% mỗi ngày ở tuần đầu chạy lọc setup bể ….
Nguyên bài nhìn dài 😀 chứ thực tế mình làm theo cái clip này thôi 😀
Bể này mình dùng phân nền AQUA SOIL AMAZONIA ver.2, thành ra nó có vẻ ít bụi và trong nhanh, mới có 24h mà thấy đã khá trong và rất ít cặn li ti 😀 bỏ cây lũa vào thành ra nước hơi vàng 😀
Sau 48h thì lũa đã chìm, và nước đã bớt vàng hơn 😀 tiện thể mình bỏ thêm vài con otto vào nó nó chùi sạch bớt mặt kính ở phía trong 😀
Nói chung thì nếu bạn có dùng lọc thùng, có dùng vật liệu lọc, có dùng thêm vi sinh, thì không cần phải quan tâm ở khoản nước trong, vì 99% bể sau 1 tuần chạy lọc, nước nó trong vắt thôi, bụi li ti thì bạn nhớ bỏ thêm ít bông gòng hay bùi nhùi vào ngăn đầu ở thùng lọc là được
Thường thì sau 1 tuần, đống vi sinh ở giữa bể, nó sẽ nổi mốc lên, và khi nó nổi mốc thì bạn có thể bắt đầu thả tép vào rồi, có điều với anh chị em ít kinh nghiệm kiểu mình, thì mình nghĩ nên để 2-4 tuần cho chắc 😛 thả sớm quá, tép chết lai rai, không hiểu tại sao, mệt lắm
6. Trang trí bể
Nên có thêm ít rêu, lũa Cholla để tép có thể ăn thêm khi chúng thích 😀 cục trong bể của mình là loại Lũa Cholla Xương Rồng, nó rỗng ruột và to, nhìn thích hơn 😀
Tạo thêm 1 số chỗ để tép có thể trú ẩn, núp, tránh sáng …. vì tép khi tới gian đoạn sinh sản, mang trứng, lột vỏ, chúng cực kì dễ bị tổn thương bởi chính các con tép khác, chưa kể tép nhỏ cũng thế
Mấy cái hạt thông khô, mình thấy đám tép cũng khá thích chơi trên đó, cây cối thì tạm mình có trồng thử ngưu mao chiên, thấy chúng nó cũng khá thích trèo lên, cũng chưa rõ tại sao lắm vì thường anh em hay recommend rêu và lũa Cholla thôi
Phần này mình sẽ bổ xung thêm, sau khi chạy lọc xong và trang trí lại 😛
7. Thả tép
Trước khi thả tép, bạn cần đo đạc lại các thông số cho bể
PH an toàn ở mức 6->7, đa phần anh em thích mốc 6.5, cái này thì phân nền và vật liệu lọc, thường nó sẽ tự đưa về mức này rồi, thành ra cũng không cần quan tâm lắm, trong trường hợp không đạt con số lý tưởng, thì cũng đừng để giao động quá nhiều trong 1 giai đoạn ngắn (<24h), kiểu sáng đang PH 6, tối thay nước nhiều quá, nó giật lên 7-8 …. tép nó khá nhạy cảm, rất dễ socks chết 😀
TDS thì anh em recommend nên giữ ở mức 110, thiếu thì châm thêm khoáng, mình đang dùng nước máy và sứ lọc Mountain Tree Mini Ring, sau 2 ngày, TDS cũng đã tự lên 105, mà theo tình huống này, khả năng cao là sau 7 ngày, nó phải lên hơn 150 là ít 😀 cái này thì mình sẽ điều chỉnh và cập nhập sau vào bài
Khoáng thì mình đang dùng 1 hũ Bee Shrimp Mineral GH+ của SaltyShrimp, có điều tạm cũng chưa bỏ vào, vì bể mới 2 ngày 😀 vẫn đang ở giai đoạn chạy lọc
KH, GH …. các thông số khác thì gần như nếu bạn dùng nước RO thì không cần phải quan tâm, vì bản thân nước RO chỉ sốsẵn có phù hợp với tép rồi
Nhiệt độ tối ưu cho tép thì tùy dòng, đa phần tép ong ở 21-23 độ, tép màu thì khá thoải mái 25-28 cũng được
Nói chung về khoáng, mỗi dòng tép, nó có 1 loại khoáng riêng, chích vào nó tự đẩy PH, TDS, KH, GH …. đúng như thông số chuẩn của dòng tép đó luôn, thành ra gần như bạn chỉ cần mua đúng khoáng để dùng, cũng rất ít khi phải nhìn nhiều các thông số, tay chủ tiệm bán tép gần nhà mình, hắn chỉ lấy khoáng châm vào, ra kiểu 110 là xong, còn lại hắn chẳng bao giờ nhìn thêm cái gì, vì chai khoáng đó nó tự làm ráo rồi 😀
7. Thay nước vệ sinh bể
Hàng tuần, cố gắng thay 1/3->1/4 lượng nước và vệ sinh bể, hút bớt phân, cặn, thức ăn thừa …. về cơ bản nó sẽ giúp nước sạch, ổn định hơn, hạn chết tình trạng chết lai rai, khó sinh sản ….
Sau khi thay nước mới vào, thì bổ sung thêm 1 ít vi sinh + 1/2 muỗng Dr.YU Vitamins và Dr.YU Microbes cho bể 100L (không nên bỏ nhiều các phụ gia Dr.YU, vì nó rất dễ làm hư nước)
Thêm ít khoáng để về lại con số chuẩn, chủ yếu do nước RO, đa phần chỉ số TDS của nó tầm 5-20 nên khi thay xong chỉ số TDS của bể thường thấp đi
8. Cho ăn hàng ngày
Thức ăn thì thoải mái các kiểu, rêu, cám, thực phẩm công nghiệp, lá dâu hay 1 số củ quả thì ninh nhừ cho vào, nói chung bạn thích cho chúng nó ăn gì thì cho, tép nó ăn tạp lắm, sau 3-6h mà chúng nó ăn chưa hết thì nên vớt ra, tránh nước bị ô nhiễm
Với các loại thức ăn nhiều đạm, thì sau vài tiếng, không thấy tụi nó ăn hết, thì nên lấy ra ngay, vì nhiều đạm quá, để trong bể lâu, ngoài trừ chuyện ô nhiễm nước, nó dễ sinh ra mấy con sán, với khi cho các loại thức ăn mới vào, thường tép nó sẽ không thích ăn, thành ra nên tập, ngày cho ăn 1 tẹo, để chúng nó quen dần, đừng bỏ vào 1 đống, vừa dơ nước, vừa dễ có sán, lại tốn tiền vì chúng nó không ăn :]]
9. Một số lưu ý thêm
Hạn chế tối đa nuôi tép với bất cứ loại khác, vì 99% chúng sẽ ăn tép con và dễ làm đám tép bị stress, đôi khi chúng sẽ không chết, nhưng chúng sẽ …. không thèm ôm trứng hay sinh sản 😀 tối nhất mới tập nuôi thì chỉ nên nuôi 1 dòng tép trong 1 bể và không nuôi với bất cứ con gì khác 😀
Tất nhiên, 1 số bạn sẽ nói, teo nuôi với mấy con khác, kiểu Otto, sống ào ào, sinh sản thoải mái, chẳng có vẹo gì 😀 về chuyện này cũng khá khó nói, vì điều kiện nuôi mỗi người, mỗi bể, nó không giống nhau, kiểu bạn thả ở bể 10L, và bể 100L, nó đã khác nhau hoàn toàn rồi, xưa mình có nuôi thử ở cái bể 10L và khi thả thử Otto vào, không gian quá nhỏ, nó gần như liên tục giật mình, bay nhảy lung tung, húc ì xèo trong bể, mà khi sang bể 100L, đám Otto ngoan như cún, chẳng thấy vấn đề gì
Có điều, nó chỉ dành cho người đã nuôi lâu năm, có kinh nghiệm, còn với những người vừa nuôi như mình thì lời khuyên là hạn chế càng nhiều càng tốt các trường hợp phát sinh, để có thể theo dõi và đưa ra phương pháp giải quyết hợp lý
Tép rất khó nuôi, vì ngoài chuyện yêu cầu chất lượng nước thực sự tốt, nó còn yêu cầu rất cao về nhiệt độ sống, nôm na đa tép ong, nó cần PH từ 6.2 -> 7.2, và nhiệt độ từ 21 -> 23 độ, và ở mức PH~ 6 kèm theo nhiệt độ thấp, đa phần vi sinh có lợi sẽ rất khó phát triển -> nước sẽ rất dễ bẩn, ô nhiễm, mà cái này thì lại quay sang vấn đề …. tép yêu cầu rất cao về nước -> bạn phải chú ý thay nước đều đặn hàng tuần, nhưng thay nước thì các chỉ số về PH, TDS tối ưu của nó sẽ bị đổi 😀
Câu chuyện nó khá là vòng vèo, để giải thích cho lý do tại sao, nuôi tép lại khó, tất nhiên, 1 số bạn nuôi năm năm, sẽ nói bình thường 😀 vấn đề là do bạn chỉ nuôi 1 dòng tép, hoặc các dòng tép khác nhau, nhưng cùng điều kiện sống, chứ thử sang dòng tép khác, điều kiện sống khác hoàn toàn lại nuôi mãi không nổi ấy chứ 😀
Tép, chưa ông nào mình quen, đám nói đủ trình để hiểu hết cả, một số trại nuôi, họ cũng chỉ chuyên 1 số dòng, còn lại mình vẫn thấy phải nhập khẩu về bán
Mà có cái này thì mình công nhận là khá đúng, đó là khi bạn nuôi tép, đặc biệt là các dòng tép khó, mà bạn nuôi nổi, thì gần như nuôi cá, các dòng thông dụng, nó chỉ là muỗi 😀 kiểu mình chỉ mới thử qua tép màu, mà vác kinh nghiệm đó sang các dòng cá phổ thông, bán ngoài tiệm, đã thấy quá ổn, con nào con ní khỏe vãi nhái
Bể sau 2 tuần 😛
Tổng thể, bạn có thể nhìn tình hình bể sau 2 tuần qua ảnh này 😛
Mình có bỏ vào 1 đồ chơi cho tép, nó làm bằng sứ gốm gì đó, ngoài chuyện làm chỗ núp, tránh nắng, nó cũng có thể giữ được ít vi sinh có lọi
Có dùng thêm mầm rêu tảo, để giúp bể có thêm ít rêu tảo, bạn có thể nhìn thấy trên các vách kính, đồ chơi cho tép, có bám vào 1 ít rêu xanh rồi á, cái này thì đơn giản hơn khi setup bể, bạn cứ bật đèn 24/24 trong 1-2 tuần là cũng đầy thôi, tại lỡ mua nên cho vào chứ không khuyến khích anh em mua cái này, tại tốn tiền 😀
1 ít vỉ rêu mini taiwan, rêu này thì thực tế tép không thích ăn, đói lắm nó mới ăn, bỏ vào cho bể có thêm tí xanh và thi thoảng tép ăn cũng được
1 cây Lũa Cholla Xương Rồng, cây lũa này thì recommend anh em mua, vì tép nó ăn và bu vào đông đen, loại này nó rỗng ruột, thành ra tép có thể trốn vào nữa, hiệu quả hơn các dòng lũa cholla đặc ruột rất nhiều 😛
Về hệ thống lọc, thì mình đổi sang dùng in out inox, có kèm lọc váng Mufan, mua thêm 1 cái bịt tép, giúp tép con không bị cuộn vào lọc, ở đầu lọc váng, mình bịt thêm bằng ít bông gòng, tránh trường hợp tép bị cuốn vào lọc váng
Không chắc lắm nuôi tép có cần dùng lọc váng không, vì thức ăn cho tép khá nhiều loại là dạng bột nổi, tan khắp bể dùng lọc váng nó dễ cuộn hết cả vào lọc, có điều mình không thích mặt nước nó có cặn, nhìn khó chịu, thành ra vụ này thì tùy ý bà con, ai thích dùng hay không thì tùy
Đường OUT mình để ngang mặt nước, giúp bể có thêm nhiều oxy và hạn chết ít làm bay cặn bẩn từ nền, mình cũng bổ xung thêm 1 đầu xủi oxy, dùng đầu xủi CO2 của Mufan, do dùng cái đầu xủi CO2 để xủi oxy, nên nó hơi yếu, dùng mấy cái đầu xủi khác, hiệu quả cao hơn, nhưng xấu và dây nhợ trong bể lòng thòng tóa, thành ra mình không dùng
Về xủi oxy cho tép, ban đầu mình nghĩ không cần, tuy thế, nếu dùng vi sinh kiểu trại Đài, Tàu …. như bài này, khi bỏ vào, rất dễ bị tình trạng thiếu oxy, vì coi thấy khá nhiều comment, bể tép đang sống bình thường, dùng thêm vi sinh thì tép chết lai rai, người bán từ taobao, họ nói rằng nếu thế, khả năng rất cao là bể thiếu oxy, thành ra mình khuyến khích anh em dùng thêm xủi oxy cho an tâm 😀
Mình có bỏ thêm 1 bụi bucep cho có thêm tí xanh đỏ 😀 mà thấy nó khá dễ úng và hay bị đám tép rỉa :]] không biết sống được thêm mấy ngày nữa đây 😀
Sau 2 tuần, dù vẫn dùng nước máy (nước có khá nhiều độc tố, không thích hợp để nuôi tép) thì đám tép vẫn “sống”, không có biểu hiện gì quá đáng sợ, 1 số con đã khá to do với đám còn lại, ăn uống cũng ổn, một vài loại thức ăn, ban đầu có thể tép không thích, do không quen ăn, chúng sẽ khá ít đụng, bạn có thể để chúng hơi đói, rồi bỏ từng ít vào tầm vài ngày để chúng quen dần, nói chung có gì thì cho ăn nẩy, rảnh thì có thể luộc ít rau củ vứt vào cho tụi nó đổi bữa và thêm chất 😀
Tạm thì mình vẫn đang phân vân khoản rêu tảo, không biết có nên để nó xanh cả mặt kính hết, hay chỉ nên để xanh các giá thể, đồ chơi có trong bể, xanh cả mặt kính thì tép nó sẽ có nhiều chỗ để ăn hơn, tăng khả năng sống của tép con, có điều làm bể xấu, vì bể lúc nào nhìn cũng vàng vàng, bẩn bẩn :]]
Bể sau 3 tháng 😛
Mình đã phải thay đổi rất nhiều ở bể v1 này, đổi sang dùng nước RO, đổi sang dùng lọc bio, không dùng lọc thùng, cho ăn và kiểm soát lại chất lượng nước, nói chung ở bể v1 này, mình gần như phải sửa lại hoàn toàn, chỉ có không phải lật bể thôi 😀
Sau khoảng 70 ngày nuôi, thì tép bắt đầu có biểu hiện nứng lol, gạ chịch để mang trứng, sau khi mang trứng ~ 20 ngày thì đã có những lứa tép đầu tiên, tạm thì chưa rõ tỷ lệ sống của tép con là bao nhiêu % 😀
Thông số đang được duy trì ở bể v1 này là:
PH: 5.7
TDS 100-110
GH: 4
Nói chung bể đầu nên mình nuôi sai, xử lý nước, lọc, test các loại thức ăn, vi sinh, vll, cây cối, rêu, cấy tảo …. nói chung là cực kì nhiều, nên tép chết cũng rất nhiều, phần lớn, tép chết đều do các thứ mình test, tỷ lệ tép chết ở bể này ~ 30-40%
Các kiến thức nói trong bài này, đều rất có thể phần lớn là không đúng, vì nó viết ra vào thời điểm mình cũng vừa mới nuôi 😀 không khuyến khích anh em làm theo 😀 nếu muốn thì bạn hãy thử cách setup theo Bể Tép V2 Wine Red – Phong Cách Trại Đài 😀
Mình cũng ngại sửa gì trong bài này, vì nó giống như 1 cái log, để thi thoảng rảnh rảnh mình có thể đọc lại, xem giai đoạn mới nuôi và sau khi nuôi 3-6-12 tháng hay 2-3 năm, nó khác biệt ra làm sao :]]
Chính sách bình luận: Chúng tôi rất trân trọng các bình luận của bạn và cảm ơn thời gian bạn dành để chia sẻ ý tưởng và phản hồi.
Ghi chú: Những bình luận được xác định là spam hoặc chỉ mang tính quảng cáo sẽ bị xóa.
• Để cải thiện trải nghiệm bình luận, chúng tôi khuyến khích bạn tạo một tài khoản Gravatar. Thêm avatar vào tài khoản Gravatar sẽ giúp bình luận của bạn dễ nhận diện hơn đối với các thành viên khác.
• ✂️ Sao chép và 📋 Dán Emoji 💪 giúp bình luận thêm sinh động và thú vị!